Tiêu chảy là triệu chứng bệnh hầu như ai cũng từng mắc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này, trong đó điển hình những nguyên nhân dễ thấy nhất chính là nhiễm khuẩn đường ruột, vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, không hấp thụ được đường, ngộ độc thức ăn…Bệnh cũng có thể diễn biến khác nặng nhẹ khác nhau. Khi bị tiêu chảy, người bệnh rất cần thăm khám bác sĩ, áp dụng các phương pháp điều trị, liệu trình thích hợp. Bên cạnh đó, lựa chọn thức ăn là điều rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ‘Thực phẩm phù hợp với người bị bệnh tiêu chảy’.
Mục lục
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy
Nhiễm khuẩn đường ruột
Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc.
![Nhiễm khuẩn đường ruột gây tiêu chảy](https://prifect.com/wp-content/uploads/2021/10/20200418_vi-rut-tan-cong-co-the-va-gay-ra-benh-o-con-nguoi-.jpg)
Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, dùng các món ăn như rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn và các loại ký sinh trùng.
Vệ sinh kém gây tiêu chảy
Điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Rối loạn vi sinh đường ruột
Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột, hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.
Không hấp thu đường
Do không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… nên một số người có thể bị tiêu chảy kéo dài nếu ăn những thực phẩm chứa các loại đường này. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm
Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại cũng là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bị tiêu chảy nên ăn gì?
Theo trang web y tế Healthline, ăn uống đúng cách với các thực phẩm nên ăn và cần tránh có thể giúp người bị tiêu chảy phục hồi nhanh hơn. Thực phẩm loại BRAT sẽ hỗ trợ điều này. Chữ BRAT thay cho các từ “Banana (chuối), Rice (cơm), Apple (táo), và Toast (bánh mì nướng)”. Các thực phẩm nêu trên thường không gây ảnh hưởng trầm trọng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, BRAT giúp đại tiện tốt hơn. Các thực phẩm khác cũng nằm trong nhóm BRAT bao gồm:
![Ngủ cốc tốt cho người bị tiêu chảy](https://prifect.com/wp-content/uploads/2021/10/cach-lam-banh-quy-yen-mach-nho-kho-Tomimarkets.jpg)
- Ngũ cốc nấu chín.
- Bánh quy giòn soda.
- Sốt táo hay nước táo ép.
Cần uống nhiều chất lỏng để giữ nước trong cơ thể. Bên cạnh đó, có thể bổ sung lượng nước bị mất bằng cách uống thêm nhiều nước và đá bào. Ngoài ra, mỗi người cũng có thể sử dụng các thức ăn dạng lỏng khác như:
- Canh thịt bằm, không mỡ.
- Nước bù điện giải hay nước dừa (tránh nước có nhiều đường).
- Sử dụng dung dịch điện giải Pedialyte.
- Cà phê mất chất caffeine (cà phê nhẹ).
Khi bệnh nhân đã có dấu hiệu bình phục, họ có thể ăn thêm món trứng chả trong bữa ăn của mình.
Bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Người bị bệnh tiêu chảy hay vừa phục hồi cần tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng trở lại. Các thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy, chẳng hạn như:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên, bạn có thể ăn sữa chua)
- Đồ ăn chiên, nhiều dầu mỡ
- Thức ăn cay
- Thực phẩm được chế biến, đặc biệt phụ gia thực phẩm
- Cá mòi
- Rau củ sống
- Hành tây
- Bắp
- Trái cây họ cam quýt
- Các loại trái cây khác như khóm, anh đào, dâu hạt, sung và nho.
- Thức uống có cồn
- Thức uống có caffeine hoặc khí CO2 chẳng hạn như cà phê, soda và các nước uống có ga khác.
- Hóa chất thay đường ví dụ như thuốc sorbitol.