Vào những mùa này, trẻ rất dễ vướng phải những căn bệnh lý hô hấp như bệnh viêm phổi khá phổ biến hiện nay. Không riêng gì tại Việt Nam mà trên thế giới bệnh viêm phổi có đến 99% trường hợp trẻ bị tử vong do căn bệnh này. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn, nấm, virrus, ký sinh trùng gây nên và có mức độ nguy hiểm rất nghiêm trọng. Ở trẻ nếu bị bệnh viêm phổi sẽ có những biểu hiện như: Ho, sốt, tức ngực, ngjet mũi, mệt mỏi,… Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm và chú ý đến sức khoẻ của con trẻ trước căn bệnh viêm phổi này.
Dưới đây sẽ là bài viết về bệnh viêm phổi giúp cho cha mẹ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Hãy cập nhật thêm những căn bệnh phổ biến ở trẻ tại trang chủ Prifect.
Mục lục
Viêm phổi có mức độ tử vong hàng đầu
Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Mỗi ngày có khoảng 2.500 trẻ tử vong do viêm phổi (chiếm tỉ lệ 15% số trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do tất cả nguyên nhân). Đa số là trẻ dưới 2 tuổi. Đường hô hấp được chia thành 2 đoạn: đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, thanh quản và đường hô hấp dưới bắt đầu từ thanh quản trở xuống. Trong đó, đường hô hấp dưới có cấu trúc dạng cành cây. Phân nhánh nhỏ dần và tận cùng bởi các túi phế nang. Là nơi mà cơ thể thực hiện quá trình trao nhận khí oxy (hình 1). Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng tại các phế nang, các phế nang bị viêm và lấp đầy bởi dịch tiết (đàm, mủ).
Nguyên nhân của bệnh viêm phổi
Vì vậy nhiễm trùng nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí oxy và gây triệu chứng khó thở. Nguyên nhân của viêm phổi có thể do virus (siêu vi), vi trùng hoặc ít gặp hơn là nấm. Trong đó virus chiếm 80 – 85% nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em, đặc biệt là virus cúm và virus hợp bào hô hấp. Trong nhóm vi trùng thì Phế cầu và Haemophilus influenza típ B (HiB) là hai vi trùng gây viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi.
Một số trẻ dễ bị viêm phổi hơn những trẻ khác. Đặc biệt những trẻ có bệnh tim hoặc bệnh phổi bẫm sinh, những trẻ sinh non tháng, nhẹ cân, hoặc trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A … có hệ thống miễn dịch yếu sẽ dễ mắc viêm phổi. Ngoài ra, còn có một số yếu tố thuận lợi khác liên quan đến môi trường sống như: hoàn cảnh kinh tế – xã hội thấp, môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh, cha/ mẹ hút thuốc lá, khói bụi trong nhà, thời tiết lạnh …
Những triệu chứng xuất hiện ở trẻ khi bị nhiễm bệnh viêm phổi
Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng nhiễm siêu vi hô hấp trên như chảy mũi/ nghẹt mũi; đau họng, sốt nhẹ 2-3 ngày. Sau đó trẻ vẫn còn sốt, có thể sốt cao kèm lạnh run, ho và khó thở. Triệu chứng quan trọng trong viêm phổi. Mà cha mẹ có thể phát hiện được là trẻ thở khó và thở nhanh hơn mọi ngày. Bằng cách quan sát cử động nhấp nhô của bụng trẻ khi trẻ thở. Đếm số cử động nhô lên trong 1 phút. Nhịp thở từ 60 lần/ phút đối với trẻ dưới 2 tháng. Từ 50 lần/ phút với trẻ 2 tháng – 12 tháng, từ 40 lần/ phút với trẻ 12 tháng – 5 tuổi. Và từ 30 lần/ phút với trẻ trên 5 tuổi được gọi là thở nhanh.
Ở trẻ nhỏ, triệu chứng thường không khu trú rõ ràng chỉ ở hệ hô hấp. Mà có thể kèm theo triệu chứng các cơ quan khác. Thường gặp nhất là các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng, bú hay bị ọc … Ở trẻ lớn còn có thể có triệu chứng đau ngực. Vị trí tùy theo vùng phổi bị viêm và đau ngực thường tăng lên khi trẻ ho hoặc hít sâu. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến khám cấp cứu trong trường hợp. Trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như: trẻ không thể nuốt được hoặc bỏ bú, nôn ói tất cả mọi thứ; co giật, ngủ li bì khó đánh thức và tím tái.
Tuỳ mức độ nặng hay nhẹ để đưa trẻ đi nhập viện
Xét nghiệm cơ bản giúp xác định trẻ có viêm phổi bao gồm chụp phim X-quang phổi. Và xét nghiệm máu đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, trẻ sẽ cần nhập viện và làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác. Những trường hợp nhẹ, trẻ có thể điều trị với kháng sinh dạng uống và theo dõi tại nhà. Tái khám mỗi 2 ngày hoặc bất cứ khi nào xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm.
Thông thường trẻ sẽ giảm sốt sau 2-3 ngày và hết sốt sau 5 ngày. Nếu đáp ứng tốt, trẻ cần điều trị kháng sinh khoảng 5 – 7 ngày. Trong quá trình bệnh, trẻ vẫn ăn uống bình thường. Không cần kiêng cữ và có thể cho trẻ ăn thêm một bữa sau khi trẻ khỏi bệnh. Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước và làm thông thoáng mũi trẻ trước khi cho ăn/ bú.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi với những việc làm đơn giản
Để phòng ngừa viêm phổi, ngoài việc giữ gìn nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng. Việc tiêm vaccin phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể chống lại một số tác nhân thường gây viêm phổi như cúm, HiB và phế cầu, sởi, ho gà.
Trong đó, vaccin ngừa HiB, sởi và ho gà nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đối với vaccin ngừa cúm, trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi cần tiêm 2 liều. Cách nhau 1 tháng và tiêm nhắc lại mỗi năm, trẻ trên 3 tuổi chỉ cần tiêm mỗi năm 1 liều. Đối với vaccin ngừa phế cầu chỉ tiêm cho trẻ trên 2 tuổi có các bệnh lí mạn tính (tim, phổi, thận), các bệnh lí suy giảm miễn dịch hoặc hệ thống miễn dịch yếu (trẻ không có lách hay đã cắt lách).