Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những nơi đông dân cư, điều kiện sống thiếu thốn, khí hậu lạnh giá. Ở Việt Nam, bệnh quai bị phân bố quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa thu đông ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, với tỷ lệ mắc bệnh từ 10 đến 40 ca trên 100.000 dân. Quai bị được biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tinh hoàn, viêm vòi trứng, viêm não-màng não, viêm tụy, điếc. Dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn về bệnh quai bị và phương pháp điều trị.
Mục lục
Thông tin về bệnh quai bị
Quai bị (tiếng Anh: Mumps) dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy
Nguyên nhân mắc bệnh
Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyếm mang tai gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các Mycobacterium không gây lao khác.
Triệu chứng bệnh
Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm:
- Sốt cao đột ngột;
- Chán ăn;
- Đau đầu;
- Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị;
- Buồn nôn, nôn;
- Đau cơ, nhức mỏi toàn thân;
- Mệt mỏi;
- Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.
Biến chứng do bệnh quai bị gây ra
Viêm tinh hoàn: Bệnh nhân quai bị là nam, trong độ tuổi dậy thì có khả năng gặp biến chứng này chiếm đến 35%.
Viêm buồng trứng: Nữ giới bị quai bị sẽ gặp biến chứng viêm buồng trứng. Tình trạng viêm này sẽ gây ra các cơn đau nhức nhưng không gây hại cho trứng của phụ nữ. Tuy nhiên nếu một người phụ nữ bị quai bị khi mang thai nguy cơ sảy thai suy thai thai nhi bị dị tật sẽ là cực kỳ cao, vì vậy cần hết sức chú ý.
Ngoài 2 biến chứng nguy hiểm mà chúng ta vừa kể ở trên, quai bị còn có thể gây viêm tuyến tụy, viêm tuyến lệ viêm cơ tim đe dọa đến thính lực của người bệnh…
Xem thêm:
+ Tất tần tật những điều cần biết về bệnh quai bị và thuốc trị
+ Mắc quai bị mà chỉ uống vitamin C và thuốc hạ sốt có đúng không?
Cách điều trị bệnh quai bị hiệu quả
Tuyệt đối cần nằm nghỉ ngơi một chỗ trong khoảng thời gian này; không vận động mạnh, không chạy nhảy, đi lại rất nhẹ nhàng
Xoa dịu vùng hạch bị sưng bằng cách chườm nước đá
Nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do sốt
Bổ sung dinh dưỡng bằng các món ăn mềm; như súp, cháo loãng, canh, nên ăn thêm sữa chua…Nói không với các thực phẩm khó nhai
Tránh các thực phẩm có tính axit đồ uống có cồn có ga…
Biện pháp dự phòng quai bị
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên , súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện
- Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất tiêm vắc xin sởi quai bị rubella hoặc vắc-xin quai bị. Vắc xin quai bị đang được sử dụng hiện nay là vắc xin vi khuẩn sống; nhưng đã được làm giảm độc lực để không còn khả năng gây bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều cơ quan y khoa ở các nước phát triển đều khuyến cáo đưa vắc xin quai bị vào trong chương trình tiêm chủng; để phòng chống bệnh. Hiện nay, vắc xin quai bị thường được phối hợp với vắc xin sởi, rubella trong cùng 1 chế phẩm (MMR); để giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm phòng. Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai đều nên tiêm phòng quai bị.