Viêm da dị ứng là một căn bệnh lý gây tổn thương da. Khiến da có những tình trạng như: khô, nổi sần, ngứa rất khó chịu ở trẻ. Bệnh viêm da dị ứng có thể tái phát lại liên tục và gây ảnh hưởng đến rất chất lượng cuộc sống của người mắc phải bệnh. Những nguyên dân gây nên bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em là: sự thay đổi của thời tiết; tiền sử trong gia đình có người bị viêm da, các yếu tố bên ngoài. Nếu bạn đang lo lắng cho con trẻ của mình sẽ mắc phải bệnh viêm da dị ứng thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. Để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả từ Prifect nhé.
Mục lục
Viêm da dị ứng ở trẻ được chia thành 3 giai đoạn
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh, hay còn được gọi là bệnh chàm sữa, lác sữa. Là một tình trạng ngoài da rất phổ biến. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh được chia thành:
- Giai đoạn cấp tính: Hình thành các nổi mẩn đỏ, mề đay tập trung thành từng đám nhỏ trên da.
- Giai đoạn bán cấp tính: Da của bé bị khô và ngứa.
- Giai đoạn mãn tính: Da của bé trở nên dày, bong vảy, bị lichen hóa và kèm theo các cơn ngứa nhẹ.
Hầu hết các trường hợp viêm da ở trẻ sơ sinh đều không nghiêm trọng và có thể khắc phục bằng cách chăm sóc tại nhà và dưỡng ẩm hợp lý.
Dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện. Dưới dạng các mảng da bong tróc; đỏ ở những nơi dễ nhìn thấy, bao gồm má, sau tai hoặc trên da đầu. Nếu không có liệu pháp khắc phục hoặc điều trị. Các triệu chứng có thể lan đến cổ tay, mặt trong đầu gối và ngay cả ở háng, bẹn, bộ phận sinh dục.
Trẻ bị viêm da dị ứng trong một thời gian dài. Mà không có biện pháp khắc phục thường dễ bị dày da hoặc hình thành sẹo, vết thâm do cọ xát. Nếu khu vực mề đay mẩn ngứa bị vỡ ra, rò rỉ dịch hoặc máu. Bé có thể bị nhiễm trùng da.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da dị ứng. Tuy nhiên, một số tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Độ ẩm từ sữa, nước bọt hoặc mồ hôi tồn động trên da bé mà không được vệ sinh sạch sẽ.
- Bụi bặm, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, thú cưng,… đều có thể khiến bé bị dị ứng.
- Vết trầy xước, tổn thương da dễ khiến nấm mốc hoặc các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
- Thời tiết quá nóng, không khí lạnh khô khiến da bị mất độ ẩm tự nhiên và dễ bị kích ứng.
- Tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn.
- Căng thẳng về mặt thể chất là tinh thần đều có thể gây ra tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh.
Những cách phòng ngừa bệnh viêm da mà ba mẹ nên lưu ý
- Giữ cơ thể và da trẻ khô ráo, thoáng mát, tránh để tình trạng ẩm ướt.
- Tạo cho trẻ luôn ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh căng thẳng, quấy khóc, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da.
- Quần áo, đồ dùng của trẻ phải luôn được sạch sẽ, chất liệu mềm mịn, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
- Luôn giữ vệ sinh cẩn thận làn da của trẻ, chủ yếu vệ sinh bằng nước sạch, các loại nguyên liệu tự nhiên lành tính hoặc sử dụng một số loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ với các thành phần phù hợp. Người chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh cơ thể nhất là vùng bàn tay thật sạch sẽ.
- Cho trẻ uống đủ nước tránh cơ thể thiếu nước gây khô da.
- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như gà, bò. Các loại mắm, tương, chao, đồ lên men, đồ hộp….
- Tránh sử dụng và lạm dụng các loại thuốc bôi da nếu không thực sự cần thiết.
- Tránh cho trẻ ở gần và tiếp xúc với động vật. Hay các đồ vật không đảm bảo vệ sinh. Đồ vật dễ gây dị ứng (thú nhồi bông, chổi lông, áo lông, áo len, đồ bằng len dạ..).