Thiếu sắt trong máu của trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng, thường là thiếu máu, số lượng hồng cầu thấp và lượng hemoglobin thấp, không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não sau này của trẻ, đặc biệt là rối loạn tâm thần và vận động. Vì vậy, việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cùng tham khảo những cách bổ sung chất sắt hiệu quả cho bé nhà bạn trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mục lục
Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu thiếu sắt
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi nếu huyết sắc tố < 110g/lít thì được gọi là thiếu máu. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Lượng dự trữ sắt trong cơ thể thai nhi không đủ: Trước khi bé ra đời, ở trong tử cung của mẹ, thai nhi đã có quá trình tích lũy sắt; lượng tích trữ sắt của trẻ sơ sinh bình thường, đủ tháng là từ 250 – 3.000mg, đủ cho nhu cầu tạo máu 3 – 4 tháng sau sinh. Nếu lượng sắt tích trữ không đủ do bé đẻ non, bé sinh đôi hoặc do mẹ thiếu máu trong thai kỳ, đều là nguyên nhân trẻ bị thiếu máu thiếu sắt.
- Tốc độ tăng trưởng của bé nhanh: Trẻ sơ sinh thiếu tháng thì tốc độ tăng cân càng nhanh; lượng sắt hấp thu không đủ, mà lúc này thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa; nhưng dù là sữa mẹ hay sữa bò thì hàm lượng sắt cũng thấp, không thể thỏa mãn nhu cầu tạo máu của bé. Vì vậy nên cho trẻ bị thiếu máu thiếu sắt ăn thêm thức ăn từ thứ 6 để tăng lượng sắt dự trữ.
Trẻ nào dễ bị thiếu sắt?
Bất cứ ai cũng có khả năng bị thiếu sắt; tuy nhiên đối với một số trường hợp sau thì tỷ lệ trẻ bị thiếu sắt sẽ cao hơn người bình thường như:
- Trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn, cho dù trên 6 tháng vẫn không ăn dặm có tỷ lệ bị thiếu sắt cao. Do những tháng cuối chất lượng sữa mẹ sẽ bị giảm và không cung cấp đủ lượng và chất cho bé.
- Trẻ sinh non thiếu tháng, thiếu ngày là những đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất.
- Qua 6 tháng tuổi, trẻ chỉ ăn sữa mẹ và sữa ngoài; chứ không ăn các thực phẩm thô, các loại rau, củ quả,… nên rất dễ bị thiếu sắt. Bởi sữa là nguồn dinh dưỡng chứa ít sắt, hơn thế nữa nó còn khiến cơ thể bé bị ức chế quá trình hấp thu sắt nữa nhé.
- Cho trẻ ăn chay hoặc trẻ quá kén ăn, khiến không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu sắt
Để nhận biết trẻ bị thiếu sắt, các mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu sắt phổ biến như:
- Trẻ thiếu sắt thường mệt mỏi, quấy khóc; và kèm theo đó là sự thay đổi sắc thái của màu da xanh xao, nhợt nhạt hơn. Đó là dấu hiệu trẻ bị thiếu sắt dễ nhận biết nhất.
- Thiếu sắt đồng nghĩa với việc thiếu hồng cầu chuyên chở Oxy làm nhịp tim phải đập nhanh để có thể đẩy máu di chuyển dễ dàng hơn.
- Thiếu sắt ở trẻ nhỏ làm hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm; đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, khiến trẻ bị giảm suy nghĩ. Các hoạt động thường ngày trở nên chậm chạp, lờ đờ và dường như thiếu sức sống.
Một ngày trẻ cần bổ sung bao nhiêu sắt?
Lượng sắt cung cấp cho cơ thể tùy theo độ tuổi, tháng tuổi mà cần nhu cầu sắt khác nhau. Bạn có thể tham khảo bảng cung cấp sắt cho trẻ nhỏ; theo từng độ tuổi của bộ y tế Queensland – Úc sau:
Độ tuổi | Mg sắt/ngày |
Trẻ sơ sinh 0-6 tháng | |
Trẻ 7-12 tháng tuổi | 11mg |
Trẻ 1-3 tuổi | 9mg |
Trẻ 4-8 tuổi | 10mg |
Bé trai từ 9-13 tuổi | 8mg |
Con trai từ 14-18 tuổi | 11mg |
Bé gái từ 9-13 tuổi | 8mg |
Con gái từ 14-18 tuổi | 15mg |
Cách bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả
Ăn uống là cách bổ sung sắt cho trẻ nhỏ an toàn và tốt nhất. Các mẹ có thể giúp bé bổ sung sắt cho bé bằng các thực phẩm từ động vật hoặc từ thực vật đều được.
Bổ sung sắt cho trẻ nhỏ từ thịt động vật
Trong các loại sắt từ động vật, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các loại thịt đỏ, thịt trắng hoặc hải sản đều có chứa hàm lượng sắt rất cao.
- Các loại thịt đỏ chứa nhiều sắt: Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,… là những thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho bé.
- Thịt gia cầm: Thịt gà ta, gà tây, trứng gà…
- Hải sản: Tôm, cua, cá hồi, cá mòi,…
- Các loại nội tạng như: Tim, gan, thận,… Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng, bởi ăn quá nhiều nội tạng cũng không tốt cho sức khỏe bé. (Trẻ dưới 1 tuổi không nên cho ăn gan, pate nhé).
Bổ sung sắt từ thực vật
Các mẹ có thể tìm được lượng sắt ở các thực phẩm; như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại rau lá xanh (Rau bina, bông cải xanh,…), trái cây khô (Nho, mơ, chà là, mận khô,…) hay các loại hạt,…. để có chứa hàm lượng sắt rất phong phú.
Lưu ý: Để giúp trẻ hấp thu sắt tốt nhất, sau khi sử dụng thực phẩm động vật, thực vật có chứa sắt; các mẹ nên cho con ăn kèm thêm các loại thực phẩm giàu Vitamin C để tăng khả năng hấp thu; như: Cam, dứa, cà chua,… Như vậy mới là cách bổ sung sắt cho trẻ nhỏ tốt nhất.
Lưu ý khi bổ sung sắt cho bé
- Bổ sung sắt cho trẻ bằng hải sản không nên ăn ổi hoặc uống trà xanh, bởi các chất Tanin có trong các loại thực phẩm này sẽ hấp thu hết sắt có trong hải sản. Nếu muốn ăn các mẹ nên đợi ít nhất khoảng 2 tiếng sau khi ăn hải sản mới cho dùng nhé. Đó là cách bổ sung sắt cho trẻ nhỏ đúng cách và khoa học.
- Có thể bạn chưa biết, ăn các thực phẩm giàu Vitamin C như: Cam, bưởi, súp lơ, cải xoăn,… sau khi sử dụng thực phẩm có chứa sắt, sẽ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt cao hơn gấp 6 lần đấy nhé.
- Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn Pate để bổ sung sắt; bởi trong Pate có chứa nhiều vi khuẩn Listeria có thể gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.
- Cách bổ sung sắt cho trẻ như nào hiệu quả nhất? Sau khi sử dụng thực phẩm chứa sắt; bạn không nên cho trẻ uống sữa ngay, bởi sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt và Canxi cho cơ thể.
Trẻ bị thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển; vì thế với những cách bổ sung sắt cho trẻ nhỏ an toàn, đơn giản bằng chế độ ăn uống trên đây, hi vọng sẽ giúp bé yêu nhà bạn phòng tránh thiếu sắt hiệu quả nhé.