Hệ miễn dịch là hàng rào chắn giúp con người tránh khỏi các loại bệnh tật. Tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người là không gì sánh được. Do đó tăng cường hệ miễn dịch là điều mà tất cả các độ tuổi cần thực hiện. Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn và có lối sống lành mạnh; việc bổ sung dưỡng chất qua quá trình ăn uống được các chuyên gia nhấn mạnh. Trong thực phẩm hàng ngày có chứa các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Nhất là đối với người cao tuổi khi mà cơ thể đang bước vào giai đoạn lão hóa.
Mục lục
Hệ miễn dịch của cơ thể con người
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt như: protein, mô và cơ quan. Nhờ vậy, cơ thể có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và nấm.
Hệ miễn dịch của cơ thể phân bố rải rác ở nhiều vị trí của cơ thể. Bao gồm: hàng rào da, niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tủy xương, lách, hạch bạch huyết…
Vai trò của hệ thống miễn dịch
Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:
- Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người. Bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể
- Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào; hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia
- Bước 3: Trong trường hợp thất bại; hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa. Để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển
Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau. Và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường; hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát
Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định. Song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh. Và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể. Nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng. Tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh. Phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng hợp lý và khoa học cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Do vậy, cơ thể sẽ hoạt động, tăng trưởng- phát triển và đảm bảo các chức năng tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, miễn dịch, nội tiết, sinh dục,…
Các chất tăng cường hệ miễn dịch gồm chất đạm, vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, selen, sắt, kẽm, flavonoid, omega 3, probiotics…
Thực phẩm có hàm lượng chất đạm (protein)
Để tăng cường miễn dịch, cơ thể cần được bổ sung hàm lượng chất đạm cao. Đây là thành phần của các mô cấu tạo cơ thể, kháng thể, hồng cầu, nội tiết tố… Do đó, chất này đóng vai trò nòng cốt cấu thành hệ thống miễn dịch. Chất đạm có từ nguồn động vật như các loại cá, thịt, hải sản, trứng, sữa… Và nguồn thực vật như nấm, đậu hủ, đậu đỗ, các loại hạt…
Thực phẩm chứa Vitamin A và β-caroten
Hai thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Một số thực phẩm giàu hàm lượng vitamin A và β-caroten như: gan động vật, lòng đỏ trứng, đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí ngô, cam, xoài, gấc, bông cải xanh, rau cải bó xôi….
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tăng hấp thu chất sắt, tham gia cấu tạo mô liên kết, chống oxy hóa. Đồng thời, dưỡng chất này tham gia quá trình chuyển hóa- tổng hợp một số chất. Như catecholamin, hormon vỏ thượng thận, tăng tạo ra interferon, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thiếu vitamin C làm tăng nguy cơ suy giảm khả năng đề kháng, dễ bị nhiễm trùng.
Vitamin C có nhiều trong nhiều loại trái cây và rau tươi. Như: sơ ri, ổi, cam, quýt, bưởi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, súp lơ, củ cải, rau ngót, ớt chuông, rau chân vịt…
Hàm lượng vitamin E
Cơ thể sẽ tăng cường khả năng hệ miễn dịch khi có đầy đủ hàm lượng vitamin E. Dưỡng chất này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa. Tham gia vào chuyển hóa tế bào, làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể.
Vitamin E có nhiều trong trong các loại hạt: hạt hướng dương/dầu hướng dương, hạt ô-liu/ dầu ô-liu, đậu nành/giá đỗ, vừng, đậu phộng, lúa mì, các loại rau có màu xanh đậm như rau mầm, rau chân vịt….
Thực phẩm chứa Vitamin D
Theo các nghiên cứu, vitamin D có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch như: tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.
Vitamin D chủ yếu được tổng hợp trong da dưới tác động của ánh nắng mặt trời (chiếm khoảng 80%). Và một phần từ chế độ ăn uống (khoảng 20%). Mỗi ngày cần tiếp xúc nắng sớm từ 15-30 phút, đồng thời tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D. Như gan cá/ dầu gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản và thực phẩm bổ sung vitamin D (sữa, ngũ cốc)…
Thực phẩm chứa Vitamin nhóm B
Các loại vitamin nhóm B tham gia vào quá trình chuyển hóa, tổng hợp các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Thực phẩm tăng cường miễn dịch giàu vitamin B như: cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì,…
Selen – chất chống oxy hóa mạnh
Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể. Tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc. Selen có nhiều trong gạo lức, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…
Thực phẩm chứa sắt
Sắt cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và phân bào. Đồng thời, dưỡng chất này còn tham gia quá trình tạo máu. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, lòng đỏ trứng, gan, đạm nguồn động vật khác; và một số thực phẩm nguồn thực vật như nấm mèo, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương,…
Thực phẩm chứa kẽm
Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, duy trì vị giác và khứu giác. Chất này tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể. Giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm như: thịt, cá, hải sản đặc biệt các động vật có vỏ như: hàu, cua, sò….
Axit béo Omega 3
Đây là acid béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Có vai trò quan trọng trong chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch. Thực phẩm tăng cường miễn dịch giàu omega 3 như: dầu cá, cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu và một số loại hạt…
Thực phẩm chứa flavonoid
Flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa. Có nhiều trong: các loại rau gia vị như các loại húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh.
Bổ sung lợi khuẩn (probiotics)
Đây là các vi sinh vật sống có lợi cho hệ miễn dịch. Có trong các loại sữa chua, một số loại phô mai, đậu tương lên men (miso, natto)…
Tăng cường hệ miễn dịch không chỉ qua thực phẩm
Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học thì lối sống lành mạnh, điều độ, kiểm soát stress cũng giúp cơ thể đề kháng tốt với bệnh tật.
Tập thể dục đều đặn
Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên với các loại hình phù hợp với tình trạng sức khỏe. Có thể giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn. Mặc khác, phương pháp này giúp giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn. Từ đó cải thiện chức năng miễn dịch.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đủ và sâu giúp cơ thể thư giãn và nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, ngăn chặn tổn hại và suy yếu tế bào. Trong đó, có tế bào miễn dịch, từ đó làm nâng đỡ sức khỏe và sức đề kháng.
Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích
Lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu. Làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
Kiểm soát căng thẳng
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc các bệnh từ thông thường cho đến nghiêm trọng hơn. Bao gồm tim mạch và tăng huyết áp. Thực hành thiền hoặc tập yoga là cách để giảm căng thẳng; cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tiêm chủng
Sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Tiêm chủng có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là những bệnh có khả năng biến chứng, để lại di chứng và gây tử vong.