Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày của chúng ta. Bởi rau chứa nhiều vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Măng tây là một loại thực phẩm mang trong mình giá trị dinh dưỡng rất cao. Được du nhập vào nước ta không lâu nhưng được phát triển và nhân rộng quy mô nhanh chóng. Nó chứa nhiều dưỡng chất quý hiếm cho cơ thể. Măng tây phù hợp với hầu hết người dùng và rất tốt cho thai phụ. Đặc biệt măng tây chứa nhiều vitamin K có tác dụng ngăn ngừa máu không đông. Hay chứa nhiều folate có lợi cho thai nhi. Đây có thể xem là loại thực phẩm không thể thiếu cho thai phụ.
Mục lục
Măng tây là loại thực phẩm an toàn cho thai phụ
Đây là thắc mắc của rất nhiều bà bầu và câu trả lời là “Có”. Măng tây được xem là thực phẩm an toàn cho bà bầu và mẹ đang cho con bú. Không những vậy, bà bầu ăn măng tây còn rất tốt cho sức khỏe bởi loại rau này chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong thai kỳ, bạn không nên ăn quá nhiều và khi ăn, cần chú ý rửa và nấu chín kỹ để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
Bên cạnh thắc mắc bà bầu có ăn được măng tây không thì nhiều người cũng “quan ngại” về những tác dụng của măng tây đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo bởi nếu ăn vừa phải thì đây là một “siêu thực phẩm” cực kỳ tốt.
Tác dụng của măng tây đối với cơ thể
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Giàu chất xơ, kali và folate, măng tây có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định huyết áp. Qua đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ.
Kích thích tiểu tiện
Trong dân gian, măng tây được sử dụng như một vị thuốc lợi tiểu tự nhiên. Người mắc chứng thận yếu, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, đau bàng quang thường xuyên sử dụng sẽ giúp hoạt động đi tiểu được thông suốt.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp
Bạn đang bị ho, viêm họng hay khàn giọng, hãy lấy rễ cây măng tây sắc uống hàng ngày. Nước sắc rễ măng tây có đặc tinh kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên nên có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Hỗ trợ giảm cân một cách an toàn
Đây là một trong những tác dụng của măng tây trong làm đẹp. Sở hữu thành phần giàu chất xơ nhưng lại chứa rất ít chất béo bão hòa, măng tây là thực phẩm lý tưởng nên có trong thực đơn của người đang bị thừa cân, béo phì. Thực phẩm này giúp giảm cân một cách an toàn, không gây tác dụng phụ như các loại thực phẩm chức năng đang bán trôi nổi trên thị trường.
Chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân
Phân tích thành phần hóa học của măng tây, các nhà dinh dưỡng phát hiện ra một chất có tên gọi glutathione. Hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời, đồng thời cải thiện các dấu hiệu lão hóa da ở phụ nữ tuổi trung niên như vết nhăn, tàn nhang, đồi mồi…
Chính vì vậy, thay vì sử dụng các loại mỹ phẩm được pha trộn hóa chất độc hại, chị em nên tăng cường ăn măng tây để níu giữ tuổi xuân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Nhuận tràng, chống táo bón, cải thiện sức khỏe đường ruột
Thành phần inulin có trong măng tây đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Chất này tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi sinh vật có ích trong đường ruột phát triển. Đồng thời, măng tây còn bổ sung chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn trong đường ruột và chống táo bón hiệu quả.
Tăng cường khả năng miễn dịch cho thai phụ
Nhờ có hàm lượng vitamin C, E và protein phong phú, măng tây có khả năng kháng khuẩn; ngăn chặn những tác hại của gốc tự do đến tế bào. Những người có thói quen ăn măng tây thường xuyên sẽ có khả năng miễn dịch tốt hơn và ít bị bệnh vặt.
Giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi
Phụ nữ mang thai nên bổ sung măng tây trong chế độ ăn để tăng cường axit folic cho cơ thể. Chất này không chỉ cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi; mà còn ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, sinh non.
Măng tây làm tăng sức bền cho thành mạch
Ăn măng tây chính là cách bổ sung nguồn rutin tự nhiên dồi dào cho cơ thể. Rutin có tác dụng làm bền thành mao mạch và mạch máu; ngăn ngừa bệnh suy tĩnh mạch và tăng cường tuần hoàn máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
Cần cân đối lượng măng tây cho mẹ bầu
Bình thường, nếu ăn măng tây nhiều thì cũng không gây nên vấn đề, tuy nhiên; trong thời gian mang thai, ăn quá nhiều măng tây có thể khiến bạn thấy khó chịu do:
- Măng tây có thể gây đầy hơi: Trong măng tây có chứa một loại carbonhydrate là raffinose, cơ thể chúng ta không tạo ra được enzyme để phá vỡ nên raffinose có thể đi qua ruột nonmà chưa được tiêu hóa. Khi đến ruột già bị vi khuẩn lên men; raffinose sẽ tích tụ trong đại tràng và dẫn đến đầy hơi. Không chỉ măng tây; tình trạng này còn rất thường gặp nếu bạn ăn nhiều bông cải xanh, bắp cải hoặc súp lơ.
- Măng tây làm cho nước tiểu có mùi: Axit lưu huỳnh có trong măng tây có thể biến thành một loại khí có mùi hôi khi cơ thể chuyển hóa. Do đó, sau khi ăn măng tây, khi đi tiểu, bạn sẽ thấy nước tiểu có mùi rất mạnh. Nếu đang bị ốm nghén, bạn nên tránh dùng loại rau củ này; để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Những lưu ý của thai phụ khi ăn măng tây
Bà bầu có ăn được măng tây không? Câu trả lời là “Được” nếu mẹ lưu ý những điều sau:
- Nếu bị dị ứng với hành tây, tỏi và hẹ; bạn nên tránh ăn măng tây khi mang thai vì có nguy cơ cao bị dị ứng
- Rửa và chế biến kỹ măng tây trước khi ăn; đặc biệt là phần búp măng bởi đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…
Đối với những mẹ đang cho bú thì cần cân nhắc những điều sau:
- Ăn măng tây có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ: Mặc dù không gây hại nhưng có thể khiến bé không thích nen lười bú, thậm chí là không chịu bú.
- Ăn măng tây có thể khiến trẻ bị đầy hơi. Một số người cho rằng nếu mẹ ăn những món dễ gây đầy hơi thì bé sẽ có nguy cơ cao gặp phải trong khi một số ý kiến khác lại cho rằng, trẻ không thể bị lây tình trạng đầy hơi qua sữa mẹ. Do đó, tốt nhất bạn nên quan sát xem bé có bị đầy hơi không; nếu có, hãy chú ý hạn chế măng tây trong thực đơn.
Măng tây nên chế biến như thế nào?
Sau khi rửa sạch măng tây, bạn có thể chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc nướng. Phần gốc của măng tây thường dai nên khi chế biến, bạn hãy cắt bỏ khoảng 1,5cm và tước sơ vỏ.
Cách đơn giản nhất để có món măng tây ngon là xào với một ít dầu ô liu, muối và chanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng măng tây để chế biến cùng các món như mì ống; súp hoặc xào chung với các loại rau củ tốt cho bà bầu khác.
Qua những chia sẻ trên, hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có ăn được măng tây không. Nếu được làm sạch, bảo quản và chế biến đúng cách, măng tây hoàn toàn an toàn với bà bầu và mẹ đang cho con bú. Việc ăn quá nhiều măng tây có thể khiến bạn khó chịu nhưng thực tế, không có tác dụng phụ nào gây hại cho bạn và bé. Do đó, nếu thích, bạn vẫn có thêm măng tây vào thực đơn.