Mùa hè thời tiết nóng bức và với người lớn tuổi thì càng khó chịu đựng. Một trong những loại thức uống được ưa chuộng nhất vào thời gian này là bột sắn dây. Tác dụng giải nhiệt của loại bột này khá tốt. Đồng thời nó cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều loại bột này để không bị những bệnh lý không mong muốn. Chẳng hạn như không cho quá nhiều đường, không uống sống và hạn chế lượng bột sử dụng trong ngày. Đây là những điều mà người cao tuổi nên lưu ý để có cơ thể khỏe mạnh.
Mục lục
Sai lầm khi sử dụng bột sắn dây
Không uống với nhiều đường
Sắn dây là thức uống dễ uống nhưng uống không dễ. Có 1 số sai lầm nhiều người dễ mắc phải như uống bột sắn dây.
Trên thực tế, bột sắn dây có tính hàn, giải nhiệt mạnh. Nhưng nếu thường xuyên uống bột sắn dây cho quá nhiều đường thì chính lượng đường đó khiến bột sắn dây phản tác dụng. Gây nhiệt miệng, nguy cơ béo phì, tiểu đường…
Không uống sống
Ngoài sai lầm cho quá nhiều đường thì còn phải kể đến thói quen uống bột sắn sống. Nhiều người nghĩ như vậy sẽ tận dụng được tính mát của bột sắn dây. Tuy nhiên, bột sắn dây thường được chế biến thủ công; nên quá trình lọc tinh bột có thể sẽ không lọc hết tạp chất, tinh bột sẽ bị nhiễm khuẩn. Để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy; tốt nhất nên pha bột sắn dây với nước sôi để làm chín bột sắn.
Không uống quá nhiều
Có người lại cho rằng uống càng nhiều bột sắn thì càng có tác dụng giải nhiệt mùa nóng; mà không biết đây là việc làm sai lầm. Mỗi người không uống quá 1 cốc nước sắn dây/ ngày. Và chỉ nên cho ít đường. Với phụ nữ có thai, nếu cơ thể bị nóng thì đây là thức uống giải nhiệt tốt. Tuy nhiên, nếu thai phụ mệt mỏi và bị động thai thì tuyệt đối không nên uống. Vì tính lạnh của sắn dây sẽ khiến cơ thể thêm mệt, tăng co bóp dạ con.
Có không ít người nghĩ chè bột sắn có thể ăn trừ cơm, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì không nên coi chè bột sắn là món ăn chính trong ngày hè. Bởi mặc dù có tính giải nhiệt tốt nhưng xét về mặt dinh dưỡng, bột sắn có năng lượng rất ít.
Đối với trẻ em, chỉ nên cho trẻ ăn bột khi trẻ trên 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ ăn lúc đói vì dễ gây hội chứng say sắn.
Lợi ích đối với sức khỏe người lớn tuổi
Phòng ngừa béo phì, giảm cân
Bột sắn có nhiều tinh bột kháng (còn gọi là tinh bột đề kháng). Tinh bột kháng đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa các rối loạn như béo phì, tiểu đường…
Trong chế độ ăn uống, tinh bột kháng có trong bột sắn dây cũng giúp một người cảm thấy ít đói hơn vào buổi sáng.
Tốt cho sức khỏe tiêu hóa và ruột kết
Khi tinh bột kháng trong bột sắn dây lên men bên trong ruột kết. Nó sẽ nuôi các vi khuẩn lành mạnh ở đó. Trong quá trình này, tinh bột biến thành các axit béo chuỗi ngắn.
Một trong những axit béo chuỗi ngắn này là butyrate. Butyrate là một thành phần quan trọng trong các tế bào của ruột kết. Butyrate cũng có thể làm giảm mức độ viêm nhiễm bên trong ruột kết. Điều này có thể giúp chống lại nhiều vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như ung thư trực tràng và viêm loét đại tràng.
Làm đẹp da, làm mờ vết tàn nhang
Bột có tác dụng thanh nhiệt, đẩy lùi các loại độc tố tích tụ trong cơ thể nhanh chóng. Làm giảm mụn, trả lại cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng.
Trong sắn dây chứa nhóm hoạt chất Isoflavone có tác dụng đặc biệt là làm mờ nám và tàn nhang. Ngoài ra, bột còn có thể được sử dụng như một nguyên liệu giúp tẩy tế bào chết tự nhiên rất hiệu quả.
Giải khát
Bột có công dụng giải khát. Đặc biệt là cho những người bị cao huyết áp, đau đầu và bị nhiệt miệng. Hòa bột vào nước đun sôi để nguội, thêm đường, khuấy đều. Để uống giúp bớt khát, đỡ mệt, chống được say nắng.