Đôi mắt được ví như là cửa sổ tâm hồn của con người, đồng thời cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, mắt cũng là bộ phận rất dễ bị tổn thương bởi nhiều tác nhân từ bên trong lẫn bên ngoài. Một trong những căn bệnh thường thấy nhất ở mắt đó chính là bệnh đau mắt đỏ. Và đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đau mắt đỏ ở trẻ và biết thêm nhiều giải pháp phòng tránh.
Bệnh đau mắt đỏ trẻ
Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa; độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều; cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công. Đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một trong những tình trạng bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây nên. Ðây lại là nhóm bệnh về mắt phổ biến nhất; nên rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ.
Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau:
– Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.
– Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt.
– Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai…
– Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai ( hay gặp ở trẻ em).
– Trong những truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ
“Đặc biệt, trong 3 tháng đầu sau sinh, mắt trẻ rất dễ bị viêm, ghèn vì tiếp xúc với dịch ối và phần sinh dục dưới của mẹ nên cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh đơn liều, vô trùng, tránh lây nhiễm chéo”. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương. Tình trạng ghèn mắt ở trẻ nhỏ sau sinh nếu không được chăm sóc đúng cách; cũng có nguy cơ viêm kết mạc – đau mắt đỏ.
Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày nếu được chăm sóc sạch sẽ. Nếu chảy nước mắt và đổ ghèn kéo dài hơn một tuần; mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Ngoài các tác nhân như virus, vi khuẩn, lây nhiềm từ đường sinh dục của mẹ thì bé cũng có thể mắc đau mắt đỏ do thói quen chăm sóc khi sinh hoặc dụng cụ y tế nhiễm bệnh…
Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.
– Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng…) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc
– Một số có thể có biến chứng Viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.
Phương pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Để phòng tránh các bệnh về mắt, đặc biệt là đau mắt đỏ thời điểm giao mùa cha, mẹ nên vệ sinh mắt hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh, đơn liều, vô trùng và tránh lây nhiễm tréo để đảm bảo sạch sẽ loại bỏ virus, vi khuẩn… các tác nhân gây bệnh ra ngoài. Dưới đây là kỹ thuật vệ sinh mắt chuẩn chuyên gia mẹ nên tham khảo.
Các bước vệ sinh mắt:
Bước 1 : Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
Bước ️2 : Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.
Bước ️3 : Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng; lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Mỗi ngày, mẹ có thể vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước lúc đi ngủ. Tiếp đến, rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Bé cần có khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, tuyệt đối không dùng khăn mặt để lau người.