Những người đang mắc bệnh không thể ăn uống một cách tự do như những người bình thường mà phải lựa chọn những thực phẩm phù hợp với cơ thể. Với bệnh ung thư vú cũng vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố giúp cho người bị ung thư vú có thêm năng lượng và dưỡng chất để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh của mình. Vậy những thực phẩm nào phù hợp hay không phù hợp với người bị ung thư vú? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về chế độ dinh dưỡng cho đối tượng này nhé.
Mục lục
Người bị bệnh ung thư vú nên ăn gì?
Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C, vitamin E, selen; có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do hóa trị và xạ trị. Vitamin C và E có thể giúp giảm mệt mỏi.
Mặc dù lượng lớn các chất chống oxy hóa có thể mang lại lợi ích trong việc điều trị bệnh ung thư; nhưng liều lượng cao của một số chất chống oxy hóa; nhất định có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở một số vùng khác trên cơ thể.
Bạn có thể tìm thấy các chất chống oxy hóa này trong một số loại trái cây và rau quả; như cam, táo, cà rốt hoặc ớt đỏ. Các chất này cũng có ở dạng thực phẩm chức năng, được bán ngoài nhà thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến khích bạn nên ăn nhiều trái cây hoặc rau quả; thay vì dùng thực phẩm chức năng. Nếu bạn không thể ăn, dùng thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng; và không dùng nhiều hơn liều bác sĩ đã chỉ định.
Nấm ức chế bệnh ung thư
Ung thư vú nên ăn gì? Chiết xuất nấm đã được sử dụng trong y học trong nhiều năm. Một vài chất trong nấm có thể ức chế sự tăng trưởng một số tế bào ung thư; bao gồm một số loại ung thư vú. Chất khác, được gọi là lentinan, có thể ức chế các enzyme gây ung thư. Beta-glucan có thể giúp cơ thể chống lại khối u. Vì vậy, bổ sung nấm vào thực đơn hàng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa các loại ung thư; trong đó có ung thư vú.
Trà xanh chống ung thư
Nếu hỏi người mắc bệnh ung thư vú nên ăn gì, chắc chắn nhiều người sẽ khuyên dùng trà xanh. Trà xanh có khả năng chống ung thư. Ung thư vú xảy ra khi các tế bào vú phát triển bất thường; gây ra các khối u. Chất trong trà xanh có thể giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng bất thường của các mạch máu; trong những khối u này. Trà xanh có thể được sử dụng làm đồ uống, các món bánh hoặc thực phẩm chức năng.
Tỏi phòng ngừa ung thư vú
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều tỏi có nguy cơ bị ung thư thấp hơn những người ăn ít. Tỏi có thể giúp điều trị và phòng ngừa ung thư vú. Bên cạnh đó, một số chất trong tỏi có thể tăng cường hệ thống miễn dịch; và giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư vú.
Gừng tốt cho người bệnh
Việc điều trị ung thư vú có thể gây buồn nôn, nôn hoặc mệt mỏi. Những tác dụng phụ này có thể dẫn đến giảm cân cực độ, suy dinh dưỡng. Cơ thể yếu đi, khiến cho việc chống lại căn bệnh ung thư trở nên khó khăn. Nếu không muốn dùng nhiều thuốc chống buồn nôn; bạn có thể dùng gừng để cảm thấy đỡ hơn và giảm buồn nôn.
Đậu nành có an toàn không?
Thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như đậu phụ; sữa đậu nành có chứa chất gọi là phytoestrogen, một chất có tác dụng tương tự như estrogen. Điều này đã từng làm dấy lên nỗi e ngại nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt; đến những phụ nữ bị ung thư vú. Nhưng các nghiên cứu mới nhất cho thấy đậu nành không làm tăng nguy cơ ung thư; nó thậm chí có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Người bị ung thư vú không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu ung thư vú nên ăn gì và áp dụng; người bệnh hoặc người chăm sóc bệnh nhân ung thư vú cũng cần biết bệnh ung thư vú không nên ăn gì hoặc uống gì. Dưới đây là những thực phẩm/ đồ uống mà người bệnh nên tránh sử dụng.
Thịt đỏ và sữa
Những thực phẩm này có nhiều chất béo bão hòa gây bất lợi cho sức khỏe của người bệnh. Chất béo bão hòa cũng là “thức ăn” nuôi dưỡng tế bào ung thư.
Các món ăn nhiều đường
Đường hoặc các loại thức ăn có đường cũng là thực phẩm mà người bệnh ung thư vú không nên ăn. Bên cạnh khả năng gây tăng cân – yếu tố làm bệnh tăng nặng; các thức ăn từ đường còn khiến cơ thể bị hạn chế không gian tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh.
Đồ uống có cồn
Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn có thể tương tác với các loại thuốc; điều trị ung thư vú bạn đang dùng. Hơn nữa, uống rượu, bia cũng làm tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư trong cơ thể.
Chúng tôi hy vọng những thông tin liên quan đến bệnh ung thư vú nên ăn gì; và ung thư vú không nên ăn gì sẽ giúp bạn có sự điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống của mình; để cải thiện sức khỏe và nhanh chóng kiểm soát bệnh.
Lưu ý trong chế độ ăn uống cho người ung thư vú
Để tạo nên nền tảng sức khỏe tốt điều trị bệnh và ngăn ngừa sự tiến triển của tế bào ung thư; người bệnh ung thư vú cần nhớ những lưu ý sau trong chế độ ăn uống, cụ thể:
– Luôn lựa chọn thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng, có nguồn gốc rõ ràng; để đảm bảo dung nạp những chất dinh dưỡng có lợi và sạch cho cơ thể.
– Đa dạng hóa các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể; tạo nên nền tảng sức khỏe khỏe mạnh ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm ăn sẵn, đồ muối chua, đồ ngọt, đồ nướng…; là những thực phẩm có hại cho sức khỏe người bệnh
– Hạn chế đến mức tối đa các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia…; nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối liên quan giữa ung thư vòm họng, ung thư thực quản; ung thư vú, ung thư gan với các loại đồ uống này.