Sỏi thận là hiện tượng thận bị lắng cặn muối và khoáng. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Vị trí bị sỏi có thể là thận, niệu quản và trong bàng quang. Người bị sỏi cần có chế độ ăn uống phù hợp, để giúp tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được đâu là các thực phẩm, dưỡng chất nên bổ sung và đâu là chất nên hạn chế nạp vào cơ thể. Thậm chí một số hiểu sai còn khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ‘Người bị căn bệnh sỏi thận nên ăn uống như thế nào?’.
Mục lục
Nguyên nhân bệnh sỏi thận
Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau. Sỏi hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:
- Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
- Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
- Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
- Nằm một chỗ một thời gian dài.
- Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.
- Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C…
Dinh dưỡng cho người bị bệnh sỏi thận
Việc người bệnh sỏi thận nên ăn gì sẽ được quyết định trên cơ sở các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Bổ sung canxi đầy đủ
Nhiều người cho rằng bản chất của sỏi là canxi. Nên cần phải kiêng hoàn toàn canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Để tránh sỏi phát triển. Tuy nhiên, quá trình hình thành sỏi không hẳn là do canxi. Mà còn do rất nhiều yếu tố khác tạo thành. Nhiều người không ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi. Nhưng vẫn bị sỏi thận; ngược lại có những người ăn nhiều tôm; cua, sữa… nhưng không bị mắc bệnh.
Thực chất, việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa canxi. Có hàm lượng đúng quy định. Có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Việc kiêng quá mức các thực phẩm chứa canxi còn gây mất cân bằng trong cơ thể. Dẫn đến loãng xương và khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn. Tăng khả năng tạo sỏi. Do đó, người bị sỏi vẫn nên đưa vào thực đơn sữa; sữa chua; phô mai – những thực phẩm giúp bổ sung canxi.
Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A và vitamin B6
Đây là hai loại vitamin rất tốt cho người bị sỏi thận. Vitamin B6 có thể làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Còn vitamin A giúp điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu. Chống lại sự hình thành sỏi.
Cung cấp lượng nước đầy đủ
Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày. Sao cho lượng nước tiểu một ngày lớn hơn 2,5 lít. Đi tiểu nhiều sẽ khiến sỏi ít có khả năng tái phát. Bất kể bị sỏi thận loại nào cũng cần uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, nước hoa quả và nước canh trong bữa ăn.
Người bị sỏi thận nên hạn chế ăn những gì?
- Chất đạm: Theo các bác sĩ, giữa việc ăn nhiều protein. Và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết. Do làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Vì thế, người bị sỏi chỉ nên ăn hạn chế mỗi ngày khoảng 200g protein;
- Muối: Một ngày người bệnh chỉ được ăn tối đa 3g muối. Nên ăn càng nhạt càng tốt. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp vì các loại thực phẩm này chứa rất nhiều muối;
- Đường, thức ăn nhiều dầu mỡ;
- Hạn chế đồ uống có ga, nước ngọt, trà, cà phê, bia, rượu…;
- Không nên tự ý bổ sung các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Người bị sỏi cần kiêng ăn đường, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều trị bệnh sỏi. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý về dinh dưỡng đã nêu trong bài viết để trị dứt điểm bệnh, tránh để sỏi thận kéo dài, tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.