Những người bệnh thường có sở thích muốn gì ăn nấy, nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe với người bệnh, bởi có những loại thực phẩm có những tác dụng và chức năng chống lại cơ thể, làm cho bệnh trở nặng hơn. Do đó, mọi người nên tìm hiểu thêm những món ăn phù hợp với tình trạng bệnh để có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Vừa đảm bảo sức khỏe, vừa có tác dụng chữa bệnh. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu những thực phẩm nên ăn và không nên ăn cho những đối tượng bị chắp, lẹo.
Mục lục
Khái niệm chắp là gì? lẹo là gì?
Lẹo được tạo thành do sự nhiễm trùng ở các nang lông mi; nên thường xuất hiện gần bờ mi và dính chặt vào da mi. Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ; kèm theo là cảm giác hơi ngứa, khó chịu và đỏ khu trú ở mi mắt, đau khi chớp mắt hoặc khi sờ vào khối lẹo. Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát; có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
– Chắp được tạo thành do sự tắc nghẽn các ống tuyến tiết nhờn của mi mắt. Chắp thường xuất hiện ở xa bờ mi hơn lẹo, nổi to hơn và không gây đau.
Nếu lẹo không điều trị khỏi sẽ chèn vào các ống tuyến của mi mắt và dẫn tới hình thành chắp. Chắp có thể có tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Khối chắp khi sờ có cảm giác cứng hơn lẹo; thường ít gây đau. Mi mắt đôi lúc cũng có thể tiến triển sưng lên.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị chắp lẹo
Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin
Trong suốt quá trình bị lẹo mắt, bạn nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ các vitamin A, C, E; hoặc các thực phẩm giàu kẽm. Nó sẽ giúp quá trình hồi phục cho mắt lẹo diễn ra nhanh chóng hơn. Đặc biệt đây đều là những thực phẩm giàu chất oxy hóa có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm; giảm sưng tấy và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các thực phẩm giàu vitamin A: Đu đủ, cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, rau mồng tơi,…
Các thực phẩm giàu vitamin C như: Các loại quả có múi như cam, chanh, bưởi, quýt,… Ớt chuông, dâu, việt quất,…
Thực phẩm giàu vitamin E: Cà chua, hạt bí, hạnh nhân, quả bơ,…
Thực phẩm giàu kẽm: Gan, nấm, chuối,…
Người chắp lẹo nên ăn nhiều thực phẩm giàu Protein
Bị lẹo mắt nên ăn gì? Chắc chắn không thể bỏ qua các thực phẩm giàu protein; như: thịt lợn nạc, sữa, các loại nấm,… Theo đó, các thực phẩm chứa nhiều protein rất tốt cho những người hay mắc bệnh về da; các chứng viêm sưng bất thường cũng như người bị lẹo mắt. Protein có tác dụng tạo liên kết bền vững cho các mô dưới da; hạn chế các tổn thương cũng như sự phát triển mạnh lên của lẹo.
Ăn các thực phẩm có tính mát
Các thực phẩm có tính mát như trái cây, rau củ, nước ép hoa quả,…; vừa cung cấp dinh dưỡng, các vitamin cần thiết vừa góp phần hạ nhiệt cho cơ thể; giúp ngăn chặn tình trạng viêm sưng diễn ra. Giúp quá trình chữa khỏi lẹo mắt của bạn diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn cần chú ý uống nhiều nước mỗi ngày (từ 2-3l); để thúc đẩy quá trình hạ nhiệt cho cơ thể, cũng như hỗ trợ việc điều trị lẹo mắt.
Người bị chắp lẹo không nên ăn gì?
Những thực phẩm có tính nhiệt
Những thực phẩm có tính nhiệt điển hình như: thịt dê, thịt chó…; sẽ khiến cơ thể bị nhiệt, hỏa tăng, cơ năng quá hưng phấn gây kích ứng và sưng mẩn lên ở mụn lẹo.
Những đồ ăn có mùi tanh
Quan niệm dân gian cho rằng, một số đồ ăn tanh như cá, cua, mực, tôm…; (hay còn gọi là thủy, hải sản) có thể tác động xấu, làm cho tình trạng đau mắt ngày càng nghiêm trọng và nặng nề hơn. Trên thực tế, những loại thực phẩm này rất dễ gây dị ứng; khiến cơ thể dễ phản ứng mạnh gây mụn lẹo sưng hơn và rất lâu khỏi.
Những loại gia vị có tính kích thích
Một số loại cụ thể như: tỏi, ớt, hành, hẹ, kinh giới…; sẽ gây cảm giác nóng, khiến cho mắt sưng hơn và có triệu chứng ngứa rát vô cùng khó chịu.
Các chất kích thích không tốt cho người bị chắp lẹo
Thuốc lá chứa nicotine sẽ tác động vào hệ thần kinh; tác động suy giảm sự nhận biết nhạy bén và giảm khả năng điều tiết của mắt.
Rượu, bia sẽ khiến thị lực của mắt suy giảm trong một thời gian tức thời nhất định; và hơn thế nữa sẽ ảnh hưởng về sau, gây ra phản ứng của các cơ khiến người bệnh nhận thấy đau hơn; mụn lẹo sưng và mẩn đỏ. Có những trường hợp khiến người bệnh bị rối loạn thần kinh thị giác; có thể làm thoái hóa não bộ gây ra chứng bệnh rối loạn trí nhớ.
Đặc biệt sẽ là áp lực lớn đối với gan và hệ thần kinh, dẫn đến độc tố trong cơ thể không thể đào thải hết; hậu quả nghiêm trọng không chỉ gây ngộ độc hệ thần kinh thị giác; mà còn là nguy cơ cao giúp bạn đến gần hơn với bệnh đục thủy tinh thể; do ảnh hưởng từ việc lắng đọng sorbitol ở thủy dịch.
Chắp và lẹo được điều trị như thế nào?
– Không nên nặn hoặc cố ấn cho vỡ khối phồng đó ra vì sẽ làm sự nhiễm trùng càng lan rộng ra mô xung quanh.
– Chườm ấm
– Làm ấm khăn mặt và chườm lên mi mắt trong khoảng 10-15 phút, thực hiện 3-5 lần/ngày. Khi chườm, bạn nên mát xa nhẹ nhàng để việc thoát lưu được dễ dàng hơn.
– Khi khối to, tạo mủ cần đến cơ sở y tế thăm khám để được dùng thuốc hoặc chích rạch khi cần thiết.
– Điều trị tốt bệnh liên quan như đái tháo đường, viêm trứng cả đỏ…..
– Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, không sờ hay dạy dụi lên mắt.