Bệnh Gout là căn bệnh được gây ra bởi các tinh thể urat lắng đọng trên các khớp cơ thể, những người bị bệnh Gout thường phải trả qua những cơn đau bất ngờ với những biểu hiện khác nhau như: Các khớp sưng lên, nóng và đỏ. Nguyên nhân gây ra bệnh Gout do người bệnh ăn quá nhiều thức ăn giàu purine. Do đó, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa bệnh Gout xảy ra. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số món ăn cho những người bị bệnh Gout nhé.
Mục lục
Bệnh Gout là căn bệnh như thế nào?
Gout là căn bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến vấn đề ăn uống, do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến hiện tượng lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.
Theo đó, tình trạng lắng đọng ở khớp sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn. Về lâu dài bệnh có thể trở nên biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat như viêm thận kẽ, sỏi thận…. Bệnh gout thường gặp nhiều ở nam giới có tuổi 40 trở lên, bệnh thường tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống.
Người bị Gout nên có chế độ ăn như thế nào?
Chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh Gout; tuy nhiên những người có nguy cơ cũng nên sử dụng những thực phẩm này; nhằm ngăn chặn gout ghé thăm.
Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng các thuốc kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp; nhằm ngăn ngừa hoặc làm kéo dài thời gian tái phát bệnh.
+ Nhóm I: thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, rau quả (trừ một vài loại ở nhóm II) các loại hạt…; đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.
+ Nhóm II: thức ăn chứa purin trung bình: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, bông cải.
+ Nhóm III: thức ăn chứa nhiều purin là phủ tạng các loại như gan, bầu dục; óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, cacao.
Một số thức uống làm tăng axit uric cần hạn chế là rượu, cà phê, trà, nước uống có cola.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Một số nguyên nhân gây ra bệnh gout:
- Bệnh gout dễ xảy ra ở người có tiền sử gia đình bị bệnh gout.
- Những người thừa cân và béo phì.
- Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Ở những người thừa cân thường có nguy cơ cao mắc bệnh gout
- Do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.
- Uống nhiều rượu, nghiện cà phê và các chất kích thích.
- Do người bệnh sử dụng nhiều thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix…; có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt Gout cấp tính.
Lưu ý cho người bị Gout
Người bệnh Gout nên loại bỏ thức ăn nhóm III, đặc biệt khi đang đau cấp tính. Ăn hạn chế thực phẩm nhóm II (tăng sữa, trứng để thay thế), tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ…; để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước; đặc biệt là nước khoáng kiềm; để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu. Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế như socola, cacao, nấm, nhộng, rau dền. Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua…; vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm calo.
– Khi thấy lượng axit uric cao hơn mức bình thường thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.
– Bên cạnh đó cần có chế độ tập luyện thể dục , không để bị thừa cân, béo phì.
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý ở những đối tượng có nguy cơ bị gút; không ăn quá nhiều các thực phẩm có nhiều nhân Purin như khuyến cáo ở trên. Uống đủ nước. Bên cạnh đó cần kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày; để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, không thừa cân và béo phì.