Nhiều người thắc mắc rằng mẹ bầu có nên ăn cá thu không. Câu trả lời là có thể và nên ăn nhiều vào giai đoạn mang thai. Bởi cá thu chứa rất nhiều Vitamin cần thiết. Ngoài ra nó còn là loại thực phẩm sạch và ít bị nhiễm hóa chất. Tuy nhiên một số vùng biển bị nhiễm độc do hóa chất từ nhà máy có thể gây nhiễm độc cho cá. Vì vậy cần chọn nguồn cung cấp thật kĩ trước khi sử dụng. Hiện cá thu được khai thác phổ biến và rất nhiều ở các vịnh từ Bắc vào Nam. Vì vậy mẹ bầu không lo thiếu nguồn cá tươi đâu nhé.
Mục lục
Giá trị dinh dưỡng của cá thu
Cá là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất béo tốt và các protein quan trọng cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, cá còn là nguồn cung đa dạng các dưỡng chất tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh thai nhi. Dù vậy, việc ăn cá khi mang thai cần hết sức thận trọng, đặc biệt là khi ăn cá thu bởi một số loài cá thu có thể bị nhiễm độc thủy ngân, nếu mẹ bầu ăn phải có thể gây nguy hiểm cho bé.
Cá thu (có tên tiếng Anh là mackerel) là tên gọi chung của nhiều loại cá khác nhau thuộc họ cá thu ngừ. Loại cá này sinh sống chủ yếu ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới với hơn 30 loài.
Ở Việt Nam, cá thu sống rải rác ở khắp các vùng biển, nhiều nhất là ở các vịnh biển từ Quảng Bình đến Vũng Tàu, biển Phú Quốc – Kiên Giang với các loại chính:
- Cá thu Nhật (cá thu đao)
- Cá thu ảo hay còn gọi là cá thu kim, cá thu lam
- Cá thu hũ hay cá thu ngàng
- Cá thu chấm
- Cá thu bông hay cá thu non
- Cá thu vua hay cá thu ngừ
Mẹ bầu nên ăn cá thu như thế nào?
Trong thai kỳ, bà bầu vẫn có thể ăn cá thu, tuy nhiên, nếu có ý định thêm cá thu vào thực đơn mỗi ngày, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thì nên hạn chế và nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nguyên nhân là do một số loại cá thu có chứa một lượng lớn thủy ngân, có thể gây nhiễm độc cho mẹ bầu nên cá thu không phù hợp để phj nữ mang thai ăn mỗi ngày.
Mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 100 – 110g (theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA) và nên chọn những loại cá thu nhỏ bởi những loại cá này vừa giàu dinh dưỡng vừa ít chứa thủy ngân.
Mẹ bầu cần tránh cá các loại cá thu to như cá thu vua bởi loại cá này có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao “ngất ngưởng”. Đa phần, cá càng có kích thước lớn sẽ càng chứa nhiều thủy ngân.
Bà bầu bị nhiễm độc thủy ngân không chỉ có nguy cơ sảy thai, sinh non mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi, khiến bé chậm nói, chậm biết đi, thậm chí có thể bị một số dị tật như mù, điếc, thận bị tổn thương, trí não chậm phát triển.
Loại cá thu mẹ bầu không nên ăn
Loại cá thu không nên ăn: Không nên ăn cá thu vua. Thủy ngân tích tụ trong các dòng suối và đại dương và được biến thành methylmercury trong nước. Cá hấp thụ methylmercury khi chúng ăn và nó tích tụ trong thịt của chúng. Các loài cá ăn thịt lớn gần đầu chuỗi thức ăn, chẳng hạn như cá thu vua, có hàm lượng thủy ngân cao nhất.
Mặc dù ăn hầu hết cá thu có thể là một bổ sung lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn, tránh cá thu vua. Cá thu vua chứa hàm lượng thủy ngân độc hại cao. Các Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ báo cáo rằng khoảng 75.000 trẻ sơ sinh được sinh ra mỗi năm với tăng nguy cơ khuyết tật do tiếp xúc với thủy ngân từ các thực phẩm không an toàn.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (16 đến 49 tuổi), đặc biệt là các bà mẹ mang thai và cho con bú, khuyến nghị là nên ăn hai đến ba phần cá mỗi tuần từ danh sách “lựa chọn tốt nhất”. Cá thu Quảng Ninh là cá an toàn để ăn. Trẻ em trên 2 tuổi cũng có thể ăn một đến hai phần cá từ danh sách này mỗi tuần.
Những dưỡng chất có trong cá thu
Cá thu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Cá thu rất giàu niacin, phốt pho, vitamin B12, selen, protein và vô số vi chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Hàm lượng lớn omega-3 trong cá thu cũng rất tốt đối với sự hình thành, phát triển não bộ và hệ thần kinh thai nhi.
Nếu ăn các loại cá thu có kích thước nhỏ với một lượng vừa phải, bà bầu ăn cá thu sẽ mang đến 5 lợi ích như:
Cá thu chứa nhiều axit béo
Axit béo omega-3 không chỉ quan trọng với sức khỏe của mẹ mà còn cần thiết đối với sự phát triển thần kinh và thị giác của thai nhi. Đặc biệt, việc bổ sung đủ omega-3 còn có thể ngăn ngừa sinh non và giảm nguy cơ tiền sản giật.
Axit béo omega-3 gồm 2 loại chính là EPA và DHA. EPA rất quan trọng đối với sức khỏe của tim và hệ miễn dịch, trong khi DHA rất quan trọng đối với não, mắt và hệ thần kinh.
Cá thu là một trong những loại cá có hàm lượng omega-3 rất cao, chỉ 85g thịt cá có thể cung cấp đến 1209 mg axit béo omega-3 cho cơ thể.
Chứa nhiều vitamin B12
Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân (theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ năm 2017).
Không những vậy, bà bầu bị thiếu vitamin B12 sẽ khiến trẻ sinh ra cũng thiếu hụt dưỡng chất này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tăng trưởng mà còn khiến trẻ chậm đạt được các cột mốc phát triển.
Việc bổ sung cá thu vào thực đơn có thể giúp mẹ bầu bổ sung vitamin B12. Cá thu rất giàu vitamin B12, 100g thịt cá thu có thể cung cấp đến 16,2 microgam vitamin B12 cho cơ thể.
Hàm lượng riboflavin cao
Riboflavin hay vitamin B2 là vitamin thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng. Ngoài ra, riboflavin còn thúc đẩy sự phát triển xương; cơ, hệ thần kinh cũng như giúp bé có thị lực tốt và làn da khỏe mạnh. Cá thu rất giàu vitamin B2; chỉ 85g là đã có thể đáp ứng khoảng 21% lượng riboflavin khuyến nghị mỗi ngày.
Chứa nhiều phốt pho
Bàu bầu có nên ăn cá thu, câu trả lời là có. Bởi cá thu là nguồn cung phốt pho giúp cho xương thai nhi phát triển chắc khỏe. Ngoài việc xây dựng hệ xương chắc khỏe cho thai nhi, phốt pho còn hỗ trợ quá trình co cơ; đông máu, chức năng thận và dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, phốt pho giúp duy trì và sửa chữa mô và tế bào. Cá thu là một nguồn phốt pho tuyệt vời; có thể cung cấp đến 236 miligam phốt pho trong khẩu phần 85g.
Chứa nhiều selen có lợi cho sức khỏe
Thiếu hụt selen trong thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như sảy thai tự nhiên; tiền sản giật và sinh con nhẹ cân. Cá thu là một nguồn cung cấp selen dồi dào, một miếng cá nặng 85g có thể cung cấp 44 microgam selen.
Những loại cá tốt cho mẹ bầu
Bà bầu có nên ăn cá khi mang thai? Câu trả lời là ăn cá khi mang thai mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để tránh nhiễm độc thủy ngân; mẹ có thể ăn nhiều những loại cá ít chứa thủy ngân thay vì cá thu lớn; cá kiếm, cá ngừ… để bổ sung DHA, protein, khoáng chất:
- Cá hồi:Giống với cá thu, cá hồi cũng rất giàu vitamin B12, B6, vitamin D; niacin, selen, i ốt, phốt pho, sắt, DHA. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn cũng chỉ nên ăn khoảng 360g.
- Cá lóc (cá quả): Trong 100g thịt cá lóc có 18,2% protid, 2,7% chất béo, 90mg canxi; 240 mg phốt pho, 2,2mg sắt và một số chất khác tốt cho việc chuyển dạ.
- Cá chép:Trong thịt cá chép có chứa rất nhiều dưỡng chất như axit béo omega-3; axit folic, canxi, axit glutamic, glycine, chất béo, arginine…
- Cá diêu hồng:Thịt dày, thơm ngon, ít tanh, rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Thịt của loại cá này có chứa nhiều protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như photpho.