Hiện nay, không riêng gì Việt Nam mà ngay cả trên thế giới tình trạng béo phì ở trẻ em rất phổ biến và ngày càng gia tăng. Việc trẻ không duy trì bữa ăn điều độ hay tập thể dục mỗi ngày chính là những nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh béo phì ngày càng trầm trọng hơn. Nếu như trẻ mắc phải căn bệnh béo phì sẽ có rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như: bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, rối loạn nội tiết,… Thế mới thấy được cha mẹ nên lưu ý và có chế độ ăn và tập luyện phù hợp cho trẻ phát triển tốt hơn. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể phòng chống được căn bệnh béo phì phổ biến ở trẻ nhất hiện nay.
Mục lục
Thừa cân làm ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ. Và chất lượng cuộc sống của trẻ kéo theo đó là một loạt hệ lụy về các bệnh khác. Tuy nhiên lại không có nhiều bậc phụ huynh nhận biết rõ được điều này. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Khanh – Bác sĩ Nhi khoa – Nội tiết nhi, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc.
Tìm hiểu về căn bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ
Thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ đang là vấn đề thách thức trên toàn cầu. Tỷ lệ trẻ béo phì ở các thành phố lớn như HCM & Hà Nội lần lượt đạt mức trên 50% và 41% (theo kết quả điều tra năm 2014 – 2015 của Viện Dinh dưỡng Việt Nam), tăng rất nhiều so với tỷ lệ trẻ béo phì năm 1996 là 12%. Thừa cân béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.
Đối với trẻ em, Tổ chức Y Tế Thế giới đề nghị đánh giá béo phì dựa vào chỉ số Cân Nặng/Chiều Cao hoặc chỉ số BMI theo từng độ tuổi khác nhau có bảng tra riêng. Do đó, để đánh giá đúng thừa cân béo phì ở trẻ em, cần khám với bác sĩ khi ta thấy trẻ có những diễn tiến gợi ý bằng mắt thường:
- Trẻ tăng cân quá nhanh hàng tháng dự trên biểu đồ tăng trưởng trong sổ khám sức khỏe
- Trẻ có khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách…trẻ hay đổ mồ hôi khi chạy nhảy…
Những nguyên nhân chủ yếu gây nên béo phì ở trẻ
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì:
- Trẻ ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh
- Trẻ tập thể dục không đầy đủ
Tuy nhiên, một số trẻ chỉ đơn giản là tăng cân dễ dàng hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc một số loại thuốc cũng có thể khiến cho trẻ bị tăng cân nhanh, nhưng những trường hợp này thường ít xảy ra. Thừa cân, béo phì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ Không chỉ riêng ngoại hình, “Béo phì” còn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho trẻ:
- Tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…khi trưởng thành.
- Ảnh hưởng lên hệ nội tiết – chuyển hóa: cường insulin (hạ đường huyết), đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…,
- Trẻ dễ gặp chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng giảm thông khí.
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật…
- Trẻ dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức liên miên.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Trẻ dễ bị gai đen da, rạn da.
- Ảnh hưởng tâm lý do trẻ dễ bị tự ti về ngoại hình.
- Béo phì là một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé gái.
Ba mẹ cần quan tâm và có chế độ ăn phù hợp cho trẻ
Tình trạng thừa cân, béo phì nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Sẽ để lại những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe và chất lượng sống của trẻ về sau. Để giúp bé giữ cân nặng luôn ổn định, ba mẹ cần quan tâm. Chú ý để kiểm soát dinh dưỡng cho trẻ tốt hơn, chú ý giữ cho trẻ có lối sống lành; hoạt động năng động hơn… Để được tư vấn kỹ hơn về cách kiểm soát hoặc điều trị béo phì ở trẻ. Ba mẹ có thể đặt hẹn ngay với các bác sĩ – chuyên gia nội tiết nhi của Hạnh Phúc.