Du lịch Nha Trang không chỉ là cơ hội để thưởng ngoạn vẻ đẹp của biển trời bao la mà còn là cơ hội để khám phá vẻ đẹp cổ kính của người Chăm Pa – nền văn hóa Champa cổ còn được lưu giữ tại đây, và những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo. Nó là duy nhất và có giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh quan trọng của quốc gia. Với những ai yêu thích du lịch, phượt chắc hẳn đã từng nghe đến Tháp Bà Ponagar – một trong những di tích lịch sử văn hóa độc đáo của Du lịch Khánh Hòa. Để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của nơi đây, bạn cần nắm được những kinh nghiệm du lịch Tháp Bà Ponagar.
Mục lục
Kiến trúc Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà là một quần thể kiến trúc của người Chăm xây dựng; chịu ảnh hưởng của tháp Sikhara tiêu biểu của Bà La Môn giáo. Là một trong những công trình có quy mô lớn nhất của nghệ thuật Cham-pa; thuộc gia đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn thế kỷ thứ 10 và phong cách Bình Định từ thế kỷ 12 – 13.
Khi mới được xây dựng nó được phân bố theo 3 khối kiến trúc lớn bao gồm Tháp Cổng; Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, chiến tranh kéo dài; hiện nay khu di tích chỉ còn lại 5 công trình ở hai khu: Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp.
Bên trong tháp ở chính giữa là tượng bà Pô Ino Nogar bằng đá; ngự trên bệ hình đài sen hai lớp cánh. Hiện nay, tượng nữ thần được mặc xiêm y; áo mão và trở thành bà Thiên Y Thánh Mẫu của người Việt. Phía sau lưng bà là tắm tựa lưng hình lá đề chạm khắc tinh vi.
Những sự kiện lịch sử được ghi dấu ấn
Vốn là di tích thờ tự vị nữ thần hộ quốc quan trọng của vương quốc Cham-pa xưa; nên trải qua lịch sử các triều đại đều chú tâm tôn tạo và để lại những bia ký; ghi lại các sự kiện lịch sử của di tích cũng như thần tích bà mẹ xứ sở này. Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Ponagar Nha Trang; do Phan Thanh Giản soạn tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857).
Ngoài ra, xung quanh di tích hiện nay còn có một số tượng người, tượng thú… Trên đỉnh tháp là tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin; và các tượng linh vật khác như thiên nga, dê, voi… Mặt ngoài tường tháp được trang trí với những hình điêu khắc vào đá; như vũ công, người chèo thuyền, xay gạo, đi săn…
Lễ hội vía Bà
Hằng năm, cứ vào ngày lễ vía Bà, khu di tích Tháp Bà Ponagar lại đón hàng vạn du khách hành hương gần xa nô nức tới thăm quan; và tham gia vào các nghi thức lễ bái xen kẽ với các hoạt động tín ngưỡng dân gian; như: đọc kinh cầu an, biểu diễn hát bộ, biểu diễn múa lân, múa bóng…
Nếu bạn có hứng thú với văn hóa tôn giáo và tâm linh của Khánh Hòa; hãy ghé thăm Ponagar trong lễ hội và tự mình trải nghiệm nhé!
Nên ghé thăm vào thời điểm nào là đẹp nhất?
Đi du lịch ngoài việc được tận hưởng khung cảnh xinh đẹp; những món ăn ngon, những trải nghiệm vui chơi đáng nhớ; thì điều mà nhiều người quan tâm nhất đó là việc có những bức ảnh “check-in” sao cho đẹp nhất, xịn nhất. Chính vì tiêu chí này mà bạn mà kinh nghiệm du lịch Tháp Bà Ponagar; khuyên bạn nên lựa chọn ghé thăm Tháp Bà vào những ngày trời nắng vàng tươi rực rỡ; lúc ấy vẻ đẹp của khu di tích sẽ hiện ra rõ nét. Khi đi nhớ mang theo mũ nón và kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình nhé!
Thời gian mở cửa và giá vé vào thăm quan
- Tháp bà Ponagar giờ mở cửa: Nơi đây mở cửa cho du khách tham quan bắt đầu từ 7h cho đến 17h
- Giá vé Tháp Bà Ponagar: Tháp Bà Ponagar: 22.000 đồng/người
Đến Tháp Bà, du khách không chỉ được tận mắt thưởng thức nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc độc đáo của các tòa tháp, bức tượng được chạm khắc hơn 100 năm, mà còn có thể thưởng thức phong cảnh tuyệt vời của biển xanh, những ngọn núi hùng vĩ bên trong thành phố Nha Trang. Nếu không thích những địa điểm quá đông đúc như Vinpearl Land, các bãi biển, khu vui chơi…thì đây là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.