Uống rượu là một phần rất lớn của văn hóa Việt Nam. Nó chắc chắn là một phần nổi bật trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam. Chúng tôi cũng tin rằng, cũng giống như bất kỳ nền văn hóa Việt Nam nào khác, văn hóa uống rượu ở đây cho thấy người dân Việt Nam rất mời và nồng hậu. Uống rượu ở Việt Nam mang tính cộng đồng, vì vậy hầu như bạn sẽ không bao giờ thấy ai đó uống một mình. Bạn không cần phải ăn mặc đẹp để uống rượu, bạn thậm chí không cần phải đi ra ngoài, bởi đơn giản nét đẹp văn hóa uống rượu ở Việt Nam chính là thân tình.
Mục lục
Văn hóa uống rượu là một phạm trù văn hóa không thể thiếu
Có thể nói rằng, văn hóa uống rượu của người Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thống có từ lâu đời. Người Việt Nam có tục lệ uống rượu khi ăn. Mang ý nghĩa tương sinh hài hòa. Thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển” của phương Đông. Vì thế, uống rượu luôn được xem là một phạm trù văn hóa không thể thiếu của người Việt từ trước đến nay.
Khác với những lễ nghi tảng trọng như rượu vang của phương Tây. Người Việt Nam khi uống rượu không chú trọng về lễ tiết. Mà chỉ muốn có một cuộc trò chuyện vui vẻ, trọn vẹn không câu nệ. Đặc biệt đối với người cùng uống trên bàn rượu. Họ thường không nói nhiều, cũng không có nhưng câu chúc hoa mỹ. Mà chỉ dùng một từ “Dô… ô…. ô” cũng đủ thay cho lời chào lâu ngày không gặp. Lời chúc sức khỏe, động viên, chia sẻ niềm vui. Thể hiện tình bạn thân thiết, thấu hiểu lẫn nhau.
Mặt tích cực và hạn chế của văn hóa uống rượu truyền thống của người Việt
Hiện nay, các giới doanh nhân mời rượu nhau trong những buổi giao tiếp, gặp gỡ đối tác. Để làm tiền đề cho buổi xã giao, thấu hiểu lẫn nhau. Đặc biệt, uống rượu còn giúp người của giới tri thức. Lấy cảm hứng sáng tác, bàn luận văn chương, thơ ca, khoa học. Nét đẹp văn hóa uống rượu của người Việt Nam luôn được bạn bè trên khắp thế giới ngưỡng mộ. Về sự hào hứng, thoải mái, không câu nệ và chân thành hết sức mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều tốt đẹp trong tục lệ đó thì hiện nay có một bộ phận hiểu sai về văn hóa uống rượu. Dẫn đến những hệ lụy không đáng có. Ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân. Và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng cho người khác. Vì thế, muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa này cần phải có sự chừng mực. Lấy niềm vui là chính để cho người Việt Nam có thể tự hào có một truyền thống uống rượu đậm đà bản sắc dân tộc.
Phong tục uống rượu của người Việt
Trong văn hóa uống rượu của người Việt Nam. Khi những người đàn ông ngồi uống rượu thì phụ nữ không được ngồi uống cùng. Bên cạnh đó, tại một số gia đình hiện đại, phong tục này đã không còn xuất hiện. Mà tất cả mọi người ngồi cùng nhau, nâng ly để tạo sự ấm cúng trong bữa tiệc.
Tại miền Bắc, mọi người thường rót rượu ra ly, sau đó uống và phải uống lượng rượu bằng nhau. Còn tại miền Nam, mọi người thường uống rượu bằng bát. Và thường thì rượu sẽ được để chung trong một chiếc chum. Bên cạnh đó, mọi người thường không uống như ở miền Bắc. Họ có thể uống tuy theo tửu lượng của bản thân. Ngoài ra, ở một số vùng miền khác, những người dân thường có văn hóa uống rượu cần. Rượu được để trong chum, sau đó, mọi người dùng cần để hút rượu.
Là một trong những loại đồ uống quen thuộc và phổ biến nhất Việt Nam, chính vì thế rượu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống. Hy vọng những thông tin hữu ích được cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa uống rượu của người Việt Nam nhé.
Lời kết
Việt Nam là dân tộc có truyền thống uống rượu từ lâu đời. Ông cha ta có câu “Chén tạc, chén thù”. Chủ chúc khách gọi là “tạc”, khách chúc đáp lễ gọi là “thù”. Đây là văn hóa chúc rượu của người Việt ta. Văn hóa uống rượu của người Việt có sự khác biệt trong từng tầng lớp.
Người nông dân có thói quen uống rượu trong bữa ăn hay các cuộc vui gặp gỡ bạn bè. Còn giới doanh nhân thì mời rượu nhau trong những buổi giao tiếp gặp gỡ đối tác theo tục lệ “uống rượu là đầu câu chuyện” làm tiền đề cho buổi xã giao, thấu hiểu lẫn nhau. Đặc biệt văn hóa uống rượu của giới trí thức có điểm rất thú vị họ uống rượu để lấy cảm hứng sáng tác, bàn luận văn chương, thơ ca, khoa học.
Điểm đặc biệt thú vị khác biệt với văn hóa uống rượu của người Việt là người nước ngoài thưởng thức rượu rất từ từ để cảm nhận vị ngon của rượu, họ cho rằng các cơ quan của cơ thể điều có thể cảm nhận được “thú vui tao nhã” này: Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu,…