Việt Nam có kho tàng nhạc cụ dân tộc vô giá được hình thành và bồi đắp từ hàng nghìn năm nay. Hầu hết các loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam đều có cấu tạo đơn giản nhưng đòi hỏi sự tinh tế và nhiều năm miệt mài của người nghệ nhân mới có thể biểu diễn được những giai điệu hoàn hảo. Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để có kiến thức sâu hơn về các loại nhạc cụ Việt Nam – nét truyền thống lâu đời.
Mục lục
Nguồn gốc của nhạc cụ dân tộc
Nhạc cụ dân tộc xuất phát từ cuộc sống con người. Các nhạc cụ đầu tiên đều rất thô sơ và là những vật gắn với cuộc sống bình thường như tre nứa,… Đôi khi, ta có thể thấy sự tương đồng của các nhạc cụ dân tộc với các vật dụng hàng ngày. Và với những kinh nghiệm thực tiễn, con người làm ra các sản phẩm đầu tiên. Bắt nguồn từ trong cuộc sống con người, ra đời như một công cụ giải trí. Nhạc cụ dân tộc không có gì là lạ khi giữ vững được sự phát triển đến thời điểm hiện tại.
Theo một vài tài liệu nghiên cứu, tại Việt Nam hiện nay có tới hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau. Mỗi loại nhạc cụ đều mang một đặc trưng vùng miền. Có loại nhạc cụ đơn thuần là sự sáng tạo của con người vùng đất đó. Tuy nhiên, một số nhạc cụ khác lại là sự du nhập của khu vực khác. Nhờ vào sự sáng tạo, cải biến, nó dần trở thành nhạc cụ của vùng miền đó.
Ý nghĩa của nhạc cụ dân tộc
Ý nghĩa âm nhạc
Nhạc cụ dân tộc có ý nghĩa về mặt âm nhạc với người Việt. Thời xưa, nhạc cụ dân tộc là một hình thức giải trí của người Việt. Chúng ta có thể thấy rõ ràng ý nghĩa này thông qua những buổi biểu diễn nhỏ tại đình làng, sân nhà. Hay thậm chí ngoài vườn trong những bộ phim tài liệu. Ở khu vực phía Nam như Bạc Liêu. Ta có thể dễ dàng bắt gặp được bức ảnh hay tranh vẽ người nông dân kéo đờn hát. Đó chính là những tập tục từ xa xưa.
Tới thời đại ngày nay, tại những sân khấu lớn, nhạc cụ dân tộc cũng thường được xuất hiện. Hàng năm, để bảo tồn và phát huy những giá trị dân tộc. Các loại nhạc khí cũng thường được đem ra biểu diễn. Không những vậy, nhạc cụ dân tộc cũng được mang ra quảng bá tại nước ngoài.
Ý nghĩa tinh thần
Nhạc cụ dân tộc mang các giá trị tinh thần. Như một “đồ cổ” có giá trị lịch sử, nhạc khí dân tộc tồn tại suốt một thời gian dài. Nó gắn bó lâu dài với đời sống con người. Nhờ sự gắn bó đó, vật và người có thêm mối liên kết không thể tách rời với nhau. Một người nghệ sĩ không bao giờ bỏ cây đàn đã đi theo mình từ lúc bắt đầu. Nếu bắt buộc từ bỏ thì họ cũng sẽ luôn nhớ tới. Đó chính là những tình cảm con người thường có với nhạc khí của mình.
Nhạc cụ dân tộc cũng là một phần trong tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc thuộc về dân tộc, là sự đồng lòng, chung chí hướng của con người. Trong công cuộc thể hiện tinh thần dân tộc. Nhạc khí dân tộc làm nhiệm vụ gắn kết con người. Bản thân nó là sự đồng sáng tạo, đồng hiện của cả một cộng đồng khu vực.
Ngày nay, khi nhạc cũ đang mất đi chỗ đứng của mình thì nhiệm vụ của thế hệ trẻ là giữ lại nó. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là nhiệm vụ của mỗi con người. Không phải của riêng một người. Chỉ cần một chút sự quan tâm thì cũng đã góp một phần trong công cuộc giữ vững các giá trị dân tộc.
Lời kết
Âm nhạc Việt Nam là âm nhạc mang bản sắc của một dân tộc đã trường tồn qua hàng ngàn năm. Và được phát triển từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt cho đến nay. Đây là thứ âm nhạc đa sắc tộc. Với sức sống mạnh mẽ của văn hóa 54 dân tộc anh em trên dải đất Việt Nam. Trong đó chất liệu chủ đạo là của các dân tộc Kinh, Chăm và Khmer. Bản sắc dân tộc của âm nhạc cũng trở thành cái màng lọc cần thiết cho cả dân tộc trong bất kỳ bối cảnh nào.
Nhạc cụ truyền thống Việt Nam với những trống, đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh… phục vụ cho đời sống sinh hoạt tinh thần của con người Việt Nam. Và mỗi nhạc cụ đều có quá trình phát sinh, phát triển cùng với thời gian, chứa đựng những giá trị, ý nghĩa văn hóa. Nền văn hóa dân gian, âm nhạc dân gian của chúng ta những viên ngọc quý, sáng đẹp đang ẩn dưới lòng đất.
Những người làm nghệ thuật phải có nhiệm vụ đưa những viên ngọc đó lên để giới thiệu với công chúng, đại chúng. Toàn bộ người lao động phải được hưởng thụ thứ âm nhạc truyền thống, âm nhạc dân tộc đó. Văn hóa dân gian không dành riêng cho một tầng lớp công chúng nhất định.