Vitamin C là loại vitamin cần thiết cho việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời nó cũng cần cho quá trình dưỡng da, chống oxy hóa và chống lại một số bệnh tật khác. Có thể bổ sung vitamin C qua việc sử dụng thực phẩm chức năng. Nhưng các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên sử dụng các loại rau, trái cây giàu vitamin C cho người cao tuổi. Bởi chúng dễ hấp thu trong cơ thể người ở nhóm tuổi này. Đồng thời cần chú ý về lượng vitamin hàng ngày tránh việc thừa hoặc thiếu không tốt cho sức khỏe.
Mục lục
Vai trò của Vitamin C đối với cơ thể
Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước. Đây là loại vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường. Vitamin C hòa tan trong nước. Lượng vitamin còn lại sẽ đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Cơ thể cần phải được bổ sung vitamin C thường xuyên để ngăn ngừa sự thiếu hụt.
Vitamin C trong trái cây cần thiết cho sự phát triển và góp phần sửa chữa các mô trong bộ phận của cơ thể. Bao gồm:
- Tạo thành một loại protein quan trọng có tác dụng để tái tạo da, gân, dây chằng và mạch máu
- Chữa lành vết thương và hình thành lên những mô sẹo
- Sửa chữa và duy trì sụn, xương và răng
- Hỗ trợ hấp thu sắt
- Vitamin C là một trong nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là chất có tác dụng ngăn chặn một số vấn đề do các gốc tự do gây ra. Sự tích tụ của các gốc tự do theo thời gian là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình lão hóa. đây cũng là yếu tố gây ra ung thư các bệnh về tim mạch, viêm khớp
Người lớn từ 19 đến 64 tuổi cần bổ sung tối thiểu 40mg vitamin C mỗi ngày. Cơ thể con người không thể tự sản sinh ra vitamin C và cũng không dự trữ trong cơ thể được, vì vậy cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Các gốc tự do có thể đóng một vai trò trong ung thư, bệnh tim và các tình trạng như viêm khớp.
Tác hại của việc thiếu Vitamin C
Các đối tượng dễ bị thiếu vitamin C gồm những người nghiện rượu, hút thuốc lá, người cao tuổi, người bị bệnh kém hấp thu,…Khi thiếu vitamin C sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, thở nông, da dẻ thô ráp, vết thương chậm lành và có những nốt xuất huyết. Hiện nay, tình trạng thiếu Vitamin C khá hiếm gặp. Thiếu vitamin C sẽ dẫn tới một số tác hại sau:
- Bệnh thiếu máu: Vitamin C giúp hấp thu sắt do đó thiếu vitamin C cơ thể không thể hấp thu đủ sắt và gây ra tình trạng thiếu máu
- Vết thương chậm lành
- Bệnh loãng xương: người thiếu vitamin C có nguy cơ cao bị gãy xương, loãng xương, đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi
- Bệnh thoái hóa khớp: do vitamin C góp phần tham gia tổng hợp collagen
- Bệnh tim mạch: Thiếu vitamin C có thể dẫn tới một số bệnh lý về tim mạch như thoát mạch, thành mạch kém bền ,…
- Bệnh Scorbut: Là một trong những căn bệnh điển hình khi cơ thể bị thiếu vitamin C. Các triệu chứng điển hình của bệnh Scorbut gồm có: viêm lợi, răng dễ rụng, sưng khớp, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da,…
- Ung thư: Khi thiếu vitamin C, cơ thể sẽ dễ bị tấn công bởi các gốc tự do và về lâu dài có thể dẫn tới một số bệnh ung thư
Những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất gây thiếu vitamin C là chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, người nghiện rượu, chán ăn, rối loạn tâm thần nghiêm trọng, hút thuốc lá và lọc máu.
Tác hại của việc thừa vitamin C
Thừa vitamin C cũng có thể dẫn tới nhiều tác hại. Nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài, có thể gặp các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ, viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận, gây bệnh gút, giảm độ bền hồng cầu, cản trở hấp thụ vitamin A, B12 và có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột,. Đặc biệt, phụ nữ mang thai dùng vitamin C ở liều cao trong thời gian dài có thể gây ra những nhu cầu bất thường ở thai nhi, từ đó dẫn đến bệnh scorbut sớm ở trẻ.
Những loại rau quả nhiều vitamin C
Dưới đây là tất cả các loại trái cây có nguồn vitamin C cao nhất, bao gồm:
Ổi – trái cây dân dã nhiều vitamin C
Ổi chính là câu trả lời cho thắc mắc “trái cây nào có nhiều vitamin C”. Trong 1 quả ổi chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam. Trong trái cây này còn chứa các chất khác như vitamin A, axit folic và chất khoáng. Ổi cũng là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa và cholesterol cũng như muối natri. 100g ổi sẽ chứa khoảng 200mg vitamin C.
Lý đen (Blackcurrants)
Blackcurrants hay còn được gọi là lý chua đen. Đây là loại trái cây giàu vitamin C thứ 2 chỉ sau quả ổi. Quả lý đen có vị chua ngọt rất giàu vitamin C. 100g quả lý đen cũng chứa gần 200mg vitamin C, gấp 4 lần lượng vitamin C trong quả cam. Quả lý đen cũng giàu chất chống oxy hóa, kali và các flavonoid giúp giảm viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ớt Đà Lạt – ớt chuông
Ớt Đà Lạt, đặc biệt ớt màu đỏ giàu chất vitamin C và giàu chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, 100g ớt đỏ chứa tới 80 mg vitamin C. Ớt đỏ thường được sử dụng để nấu, xào. Nhưng trong quá trình đun nấu sẽ làm lượng vitamin C giảm đi.
Rau súp lơ xanh (bông cải xanh)
Súp lơ xanh thuộc nhóm rau củ giàu beta-carotene, carotenoid, vitamin B (gồm cả folate), canxi, kẽm và chất xơ. Giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống ung thư. Trong 100g súp lơ chứa khoảng 89mg vitamin C.
Để giữ được lượng khoáng chất, vitamin nhiều nhất, chỉ nên luộc hoặc hấp súp lơ.
Dâu tây
Dâu tây giàu chất xơ, vitamin C, giúp chống oxy hóa. Ăn 100g dâu tây sẽ hấp thụ được khoảng 80mg vitamin C. Với loại trái cây này, nên ăn trực tiếp để hấp thụ được vitamin C và chất chống oxy hóa là tốt nhất.
Kiwi – dương đào
Kiwi là loại trái cây dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C. Ăn 100g kiwi sẽ hấp thụ được khoảng 70mg vitamin. Ngoài ra kiwi cũng giàu kali, axit béo omega-3. Nên ăn quả kiwi tươi, vừa hái trên cây. Lượng vitamin C sẽ giảm dần khi để lâu.
Quả đu đủ
Đu đủ là loại quả quen thuộc của người Việt. Trong 100g đu đủ chứa khoảng 62mg vitamin C. Trong đu đủ cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoid, vitamin A và folat.
Đu đủ giàu chất xơ, hỗ trợ đường tiêu hóa, làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung. Ngoài ra đu đủ cũng chứa men papain. Đây là một loại men rất tốt cho đường tiêu hóa và giúp hỗ trợ cho hệ thống men khác hấp thu tối đa thực phẩm ăn vào cơ thể.
Cam – loại trái cây phổ biến tại Việt Nam
Cam nhiều nước nhưng không phải là loại trái cây giàu vitamin C nhất. 100 g cam cung cấp khoảng 50mg vitamin C. Cam giúp tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng, phòng ngừa cảm cúm, cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Ăn cả múi cam sẽ tốt hơn là chỉ uống nước ép vì cung cấp chất xơ cho cơ thể.
Rau súp lơ trắng
100g súp lơ trắng sẽ giúp cơ thể hấp thụ khoảng 46mg vitamin C. Trong súp lơ trắng chứa hoạt chất chống ung thư, giàu vitamin B, vitamin C. Giống như súp lơ xanh, nên hấp hoặc luộc để hấp thụ được dinh dưỡng nhiều nhất.
Ngoài ra, các loại rau củ khác cũng có nguồn vitamin C dồi dào như: Rau bina, bắp cải, củ cải xanh và các loại rau có lá xanh, khoai tây, khoai lang trắng, cà chua.
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng vitamin C
Nấu các loại rau củ, thực phẩm giàu vitamin C hoặc bảo quản trong thời gian dài cũng có thể làm giảm hàm lượng vitamin C.
Cho thực phẩm giàu vitamin C vào lò vi sóng hoặc hấp có thể làm giảm lượng vitamin này trong quá trình nấu nướng. Do đó, nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất là khi trái cây và rau chưa nấu chín hoặc ăn sống.
Nhìn chung, vitamin C là một dưỡng chất quan trọng vì hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp chữa lành vết thương. Bổ sung vitamin C từ những thực phẩm giàu vitamin C kể trên cũng là cách tăng cường chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.