Tháng 10 năm 2009, hát lễ, ca trù của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần được bảo tồn. Ca trù là một trong những thể loại âm nhạc dân gian đặc sắc nhất của Việt Nam trong kho tàng âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Ca trù bắt nguồn từ âm nhạc dân gian, vì vậy nó là một tổng hợp nghệ thuật bao gồm sự pha trộn phức tạp của thơ, nhạc, và đôi khi cả múa. Cùng chúng mình tìm hiểu sâu hơn về truyền thống văn hóa ca trù trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Lịch sử phát triển của ca trù
Theo như lịch sử ghi chép lại, ca trù được bắt đầu từ thời nhà Lê. Và được đánh giá là đỉnh cao kết hợp của thi ca và âm nhạc. Ở thời điểm hiện tại, ca trù là một thể loại âm nhạc kén người nghe. Nhưng nhìn về quá khứ, ca trù từng có một thời hoàng kim. Với sự phát triển vượt bậc so với nhiều thể loại của dân ca và nhạc cổ truyền khác.
Loại hình diễn xướng này cực kỳ phát triển. Tại các vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam vào thế kỷ 15. Ca trù từng một từng được diễn trong hoàng cung và được giới quý tộc và bộ phận tri thức yêu thích. Tiếng nhạc của ca trù cũng dễ dàng thu hút sự quan tâm của người dân. Bởi rất nhiều người có thể ê a vào nốt trong bài nhạc ca trù cổ điển thường hay nghe.
Hát nói được xem là thể loại văn chương phổ biến nhất trong ca trù. Bên cạnh các thể loại văn chương khác như phú, truyện,… Sự đặc biệt của ca trù nằm ở phần thanh và phần khí khi đây thể loại hợp nhất của hai phần trên. Ngôn ngữ âm nhạc được sử dụng trong ca trù cũng vô cùng tế nhị và nhẹ nhàng.
Giá trị di sản ca trù
Giá trị âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn
Có thể nói, về nghệ thuật âm nhạc, ca trù là tên gọi chung của rất nhiều điệu hát bài bản. Cần phân loại trong 46 điệu hát (Theo Đỗ Bằng Đoàn-Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù biên khảo). Cơ bản chia thành 3 lối: Hát chơi 15 điệu; Hát cửa đình 12 điệu; Hát thi gồm các điệu còn lại. Số lượng điệu hát đến nay vẫn chưa được xác định.
Ca trù vô cùng kén khách, kén không gian biểu diễn. Kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi và có thể nói hát ca trù là khó nhất. Chính vì vẻ đẹp trong tiếng hát ca trù như vậy. Nên dù nghệ thuật biểu diễn ca trù được thể hiện trong một không gian tĩnh lặng, khá nhỏ hẹp của các cửa đình. Thì người nghe vẫn thấy hết sự trong trẻo, rõ nét qua từng nhịp phách, từng tiếng đàn. Và từng nhịp phách hòa với giọng ca của ca nương. Giá trị âm nhạc, giá trị trình diễn nằm ở chỗ đó.
Giá trị giải trí, ngoại giao
Theo Nguyễn Xuân Diện trong Lịch sử và nghệ thuật ca trù thì ngày đó. Giáo phường An Thanh huyện Lập Thạch đã được mời về kinh đô để hát xướng đón sứ bộ các nước. Cho thấy các giáo phường trong dân gian xưa đã được góp phần tham gia vào các hoạt động lễ tiết ngoại giao của nhà nước.
Giá trị di sản ca trù còn được thể hiện trên 8 khía cạnh giải trí. Thời xưa, hát ca trù để vua, quan và nhân dân thưởng thức, giao lưu và sinh hoạt cộng đồng làng xã. Thời Pháp thuộc, hát ca trù ở nội thành Hà Nội bị biến thể thành hát cô đầu. Cô đầu rượu để phục vụ mục đích giải trí (theo khía cạnh giải trí không lành mạnh) của giới ăn chơi.
Phát huy giá trị ca trù
Tháng 10 năm 2009, ca trù chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Không gian văn hóa ca trù hiện nay được trải rộng. Với 16 tỉnh miền Bắc từ Phú Thọ đến Quảng Bình.
Một phần trình diễn ca trù hoàn thiện cần có sự tham gia của 3 nhân vật. Đó là ca nương hay còn gọi là đào, người thứ 2 là kép và cuối cùng là quan viên. Cả 3 nhân vật này kết hợp tạo nên một bản xướng hoàn hảo. Với âm thanh trong veo của đào, tiếng đàn đáy phụ họa tiếng hát. Và tiếng trống chầu của quan viên.
Rất nhiều đoàn ca trù trẻ đã và đang duy trì nét văn hóa cổ truyền này tại Việt Nam. Bằng việc mở ra nhiều lớp học bồi dưỡng. Các đoàn ca trù lớn như Câu lạc bộ ca trù Thăng Long, câu lạc bộ ca trù Phú Thị, Câu lạc bộ ca trù Hà Nội,…
Giữa cuộc sống ồn ào, vội vã, rất nhiều người dân Việt đã trở về với thứ âm nhạc cổ truyền này. Để thưởng thức khoảng không gian thư thái và nhẹ nhàng đến từ thứ âm nhạc tao nhã. Dù không còn ở thời kỳ đỉnh cao nhưng Ca trù sẽ mãi là nguồn gốc. Và là dấu ấn của nền văn hóa và âm nhạc cổ truyền Việt Nam.