Người Việt Nam có truyền thống cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Theo những câu chuyện cổ, vào ngày này, ba ông Táo, được coi là vị thần, cưỡi cá chép về trời. Để báo cáo với Ngọc Hoàng về các hoạt động của mỗi gia đình trong suốt một năm qua. Người ta cũng tin rằng sau khi báo tin, những người gác bếp quay trở lại trần gian để tiếp tục trông coi bếp của các gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về phong tục tập quán của người Việt trong ngày này nhé!
Mục lục
Giới thiệu về tục đưa ông Táo về trời
Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người. Cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới. Người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Thường thì Lễ cúng thường được bắt đầu từ 0g00 đêm 23 tháng chạp kéo dài đến 12 giờ trưa 23. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại như ngày nay. Nhiều gia đình bận rộn nên lễ cúng đưa ông Táo có khi kéo dài đến tối 23 tháng chạp.
Tùy theo từng vùng miền mà mâm cỗ cúng Táo quân được bày trí các lễ cúng rất đầy đủ. Như vàng mã, nhang, hoa quả, trầu cau, gà luộc, xôi, chè trôi nước… Đặc biệt, trong phong tục tiễn Táo Quân về trời không thể thiếu đó chính là cá chép. Để đưa ông Táo chầu trời báo cáo với Ngọc hoàng. Đây cũng là sự thể hiện quan điểm, ước vọng của người Việt. Cưỡi cá chép hóa rồng bay về trời cầu mong một năm hanh thông, quanh năm no ấm.
Đây được xem là một trong những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam trong những ngày Tết cổ truyền được lưu truyền từ bao đời nay. Và trong tâm thức mỗi người Việt, dù bôn ba khắp bốn phương trời, những ngày cuối năm, những người con phương xa lại tất bật trở về với gia đình, và nhất là ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về Trời là lại thấy Tết bắt đầu về trên các nẻo đường, lòng người lại nôn nao những ngày xuân của quê hương.
Hướng dẫn cách cúng ông táo về trời đúng nhất
Những lễ vật cúng ông táo cần thiết
Để đưa ông Táo về trời, cần chuẩn bị những lễ vật sau:
– Mũ ông Công bà cỗ hay ba chiếc: Nên lựa chọn 2 loại mũ gồm 2 mũ đàn ông và 2 mũ phụ nữ. Mũ dành cho ông Táo thì thường sẽ có hai cánh chuồn, mũ cho bà Táo thì không có cánh chuồn.
– Cá chép: một trong những món đồ không thể thiếu để cúng ông Táo là cá chép. Bạn có thể sử dụng cá chéo thật hoặc cá chép giấy đều được.
– Tiền vàng: hay còn gọi là giấy tiền vàng bạc, đây là vât tượng trưng cho tiền bạc gởi đến ông bà Táo.
– 1 chiếc áo, đôi giày : Chiếc áo bằng giấy sẽ được coi là hành trang của ông bà Táo
Mâm cỗ cúng Táo quân gồm những gì?
Tùy theo quan niệm dân gian của từng khu vực mà mâm cỗ cúng ông táo sẽ có những điểm khác biệt. Lễ mặn sẽ bao gồm một số món sau như xôi, gà luộc, các món canh…. Còn với lễ chay thì sử dụng trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc… để tiễn Táo quân.
Mâm cúng mặn cơ bạn bao gồm:
- Thịt heo luộc
- Gà luộc
- Rau xào
- Hành muối
- Xôi
- cá chép
- Trái cây tươi
Nếu không có điều kiện chuẩn bị bạn cũng có thể chuẩn bị những món đồ cơ bản như kẹo Thèo lèo, hoa cúc, và ba cây nhang.