Miền Bắc Việt Nam hấp dẫn du khách không chỉ bởi những danh lam thắng cảnh mà còn bởi những nét văn hóa đẹp. Trong bài viết này của chúng tôi sẽ có nhiều điều thú vị về văn hóa và con người miền Bắc. Nền văn hóa miền Bắc Việt Nam vừa tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hóa khác vừa giữ được những nét riêng. Mặc dù có sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền Việt Nam, nhưng các dân tộc anh em đã hình thành và phát triển tình đoàn kết bền chặt.
Mục lục
Trang phục truyền thống miền Bắc
Ở miền Bắc, có hai loại trang phục truyền thống là áo dài, khăn đóng cho nam và áo tứ thân dành cho nữ. Đã trở thành đặc trưng của con người miền Bắc. Về đặc điểm và lịch sử ra đời, hai loại trang phục này hoàn toàn khác biệt:
Áo dài, khăn đóng
Chiếc áo dài, khăn đóng không chỉ được xem là trang phục truyền thống của nam giới Bắc Bộ. Mà còn là “quốc phục” dành cho nam giới ở Việt Nam. Trước đây, áo dài là trang phục dành cho vua chúa, các quan lại và giai cấp quý tộc thời phong kiến. Ra đời từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Dù đã từng rất phổ biến nhưng đến nay áo dài. Khăn đóng đang dần bị lãng quên. Chỉ còn xuất hiện trong các chương trình, lễ hội văn hóa hay tuồng chèo Bắc Bộ.
Áo tứ thân
Theo truyền thuyết, phiên bản đầu tiên của áo tứ thân. Là trang phục của Hai Bà Trưng trong trận chiến đánh đuổi quân Hán. Trải qua nhiều thế kỷ, đến những năm 1600, chiếc áo bắt đầu có sự cách tân. Và trở thành trang phục dành cho những người phụ nữ cao quý. Áo tứ thân gồm có chiếc áo yếm đào bên trong và phần áo khoác có 4 tà bên ngoài. Đầu thế kỷ XX, áo tứ thân là trang phục được mặc hàng ngày. Nhưng nay cũng chỉ xuất hiện trong các lễ hội hay tuồng, chèo.
Phong tục tập quán phong phú, đa dạng
Có thể nói rằng, Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa miền Bắc nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Đó chính là những phong tục tập quán. Những phong tục được thể hiện rõ nét qua dịp lễ quan trọng của người Việt Nam là Tết Nguyên Đán.
Đối với người miền Bắc, mâm ngũ quả là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết. Với ý nghĩa an khang, thịnh vượng. Giúp cho năm mới được suôn sẻ, may mắn. Mâm ngũ quả phải phối theo 5 màu. Là kim-trắng, mộc-xanh, thủy-đen, hỏa-đỏ và thổ-vàng. Người miền Bắc đã quen với câu “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Vì thế, vào 3 ngày Tết chính. Các gia đình thường dành hai ngày đầu năm mới trọn vẹn cho gia đình nội ngoại. Sang ngày thứ 3 là ngày để “tết Thầy”.
Ẩm thực tạo nên bản sắc miền Bắc nước ta
Trong kho tàng văn hóa ẩm thực, Việt Nam là quê hương của nhiều món ăn ngon. Từ những món ăn dân dã trong ngày thường đến những món ăn cầu kỳ. Để phục vụ lễ hội và cung đình đều mang ý nghĩa riêng biệt. Tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Nó phản ánh truyền thống và đặc trưng của mỗi dân cư sinh sống ở từng khu vực. Với sự khác nhau về đặc điểm địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu. Đã hình thành mỗi vùng miền có một nét, khẩu vị đặc trưng riêng.
Đây là điểm nổi bật của phong vị ẩm thực 3 miền Bắc, Trung, Nam. Theo văn hóa miền Bắc, những món ăn phải có vị vừa phải. Không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm vị cay, béo, ngọt. Chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Hà Nội được xem là tinh hoa ẩm thực của miền Bắc. Với những món ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì. V.à gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
Lễ hội – món ăn tinh thần của người miền Bắc
Lễ hội là một trong những yếu tố đặc sắc góp phần tạo nên sự phong phú và ấn tượng. Cho văn hóa miền Bắc. Đã từ lâu, những lễ hội truyền thống không chỉ đem lại sự đặc trưng khác biệt cho vùng đất này. Mà đồng thời còn là một niềm tự hào cũng như món ăn tinh thần. Cho người dân miền Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Hầu hết những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới. Mỗi lễ hội đều có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng đất. Một số dịp lễ quan trọng và thu hút được lượng lớn người dân tham gia có thể kể đến như lễ hội chùa Hương và chùa Bãi Đính, lễ hội chùa Keo, hội gò Đống Đa.
Mỗi một vùng miền đều có những phong tục tập quán đặc trưng, những món ăn với hương vị khác biệt và những lễ hội truyền thống đặc sắc. Những yếu tố này đã góp phần tạo nên một nền văn hóa vô cùng đa dạng và độc đáo cho đất nước Việt Nam. Hy vọng những thông tin được cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về văn hóa miền Bắc nhé.