Bạn sẽ làm như thế nào nếu như bạn hoặc người thân trong gia đình không may mắc phải bệnh mạch vành? Bệnh mạch vành là tên gọi dùng để mô tả tình trạng của máu đến tim không được cung cấp một cách đầy đủ. Nguyên nhân là do dòng máu nuôi tim bị tắc hoặc bị hẹp, hoặc do một vài nguyên nhân khác. Nhưng chủ yếu là do bị xơ vữa động mạch. Bệnh mạch vành là bệnh khá phổ biến ở người lớn tuổi ở Việt Nam. Vậy cách phòng tránh loại bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Tìm hiểu sơ qua bệnh mạch vành ở người lớn tuổi
Để ngăn ngừa bệnh động mạch vành trước tiên, cùng với sự giúp đỡ của thầy thuốc, bạn phải đánh giá là mình thuộc nhóm nguy cơ thấp hay cao. Nhiều câu hỏi bạn có thể tự trả lời được. Bạn có hút thuốc lá? Bạn có thừa cân? Bạn có uống quá nhiều rượu?
Có ai trong gia đình bạn mắc bệnh tim mạch hay tăng huyết áp? Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ về mức độ nguy cơ của bản thân, bạn cần có sự trợ giúp của thầy thuốc. Thầy thuốc sẽ đo huyết áp, sẽ gửi máu của bạn đi làm xét nghiệm về cholesterol, triglycerid, đường trong máu đồng thời khai thác tiền sử và tiến hành quá trình thăm khám.
Thầy thuốc có thể ghi điện tâm đồ hoặc tiến hành một vài xét nghiệm chuyên biệt nào đó để xác định xem quả tim bạn có bị phì đại hay bất thường không. Bằng việc kết hợp những thông tin thu được về các yếu tố, thầy thuốc sẽ giúp bạn xác định được tổng nguy cơ.
Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý
Khi các thông số về nguy cơ đã được thu thập và lượng giá, một chương trình điều trị hướng tới việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có thể được bắt đầu. Nếu bạn là người không mang yếu tố nguy cơ và không mắc bệnh tim mạch, những lời khuyên đơn giản dưới đây sẽ luôn hữu ích và nếu có, cũng sẽ rất ít gây hại cho bạn: Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá..
Hạn chế muối đưa vào cơ thể. Đa số chúng ta ăn nhiều muối hơn lượng cơ thể chúng ta cần. Nhiều thức ăn tự nhiên đã chứa muối hoặc muối đã được thêm vào trong quá trình chế biến. Đơn giản nhất, bạn hãy hạn chế cho muối vào thức ăn khi nấu nướng.
Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục. Tập luyện đều đặn có lợi cho tất cả mọi người. Bạn hãy chọn một phương pháp phù hợp với sở thích, thời gian và khả năng của bạn. Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 45 phút.
Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng ngay. Nếu bạn uống rượu, hãy vừa phải. Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Kiểm tra định kỳ nếu có dấu hiệu
Triệu chứng nổi bật nhất ở bệnh nhân bệnh mạch vành là đau thắt ngực trái; thường xảy ra khi xúc động, nhiễm lạnh hoặc gắng hết sức để làm gì đó. Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành thường cảm thấy đau như ai đó bóp vặn; xoắn trong tim, tình trạng đau có thể lan sang hàm, qua cẳng cánh tay hoặc vai,…
Đi khám bệnh định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn. Một hồ sơ hoàn toàn trong sạch về sức khoẻ tại một thời điểm nào đó không thể suốt đời đảm bảo được rằng bạn không có bệnh tật. Trong trường hợp bạn đã được xác định tăng huyết áp hoặc có lượng cholesterol trong máu cao?
Thời gian bắt đầu và việc chọn lựa một phác đồ điều trị hãy để người thầy thuốc quyết định, tất nhiên phải có sự đồng ý của bạn. Nhìn chung, khi bị tăng huyết áp, tăng lượng cholesterol trong máu hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp, bạn cần được điều trị bằng thuốc. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể khởi đầu bằng thực hiện chế độ ăn kiêng; tập luyện thể lực và điều chỉnh các thói quen có hại.
Sau cùng, xin chúc bạn sức khoẻ và thành công!
Xem thêm bài viết khác tại đây.