Sự đa dạng của các nền văn hóa Tây Nguyên được thể hiện qua kho tàng văn học nói, văn hóa cồng chiêng và các lễ hội truyền thống. Qua những nét đặc sắc này, chúng ta sẽ biết thêm về Tây Nguyên – một nền văn hóa dựa trên phát triển của nghề nông. Những nét văn hóa này đã được coi là nguồn gốc của sự đa dạng văn hóa cho những giá trị mà nó mang lại như giá trị phản ánh đa chiều, giá trị vật chất, giá trị lịch sử. Chúng mình sẽ nói rõ hơn về các giấ trị văn hóa của Tây Nguyên trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Văn hóa lễ hội chứa đựng tinh hoa Tây Nguyên
Có thể nói rằng, lễ hội là một trong những nhân tố đóng góp một phần quan trọng trong văn hóa vùng Tây Nguyên. Những lễ hội với nhiều màu sắc độc đáo. Không chỉ chứa đựng nhiều tinh hoa trong văn hóa vật thể và phi vật thể của từng tộc người, từng nhóm, từng bản làng. Mà đồng thời còn đại diện cho sức mạnh tinh thần của người dân nơi đây.
Đến với những lễ hội ở Tây Nguyên, du khách sẽ được nghe tiếng chiêng ngân vang. Từ bộ cồng chiêng cổ nhất, có âm thanh hay nhất hàng làng. Được xem những thiếu nữ uyển chuyển, bước trong vòng xoang theo nhịp trống chiêng. Được chiêm ngưỡng những giàn cúng với những tua đan bằng tre nứa. Sặc sỡ màu sắc, vút lên giữa trời cao nguyên lộng gió.
Hơn thế nữa, bạn còn được ngắm nhìn những bộ trang phục và đồ trang sức đẹp nhất, quý nhất. Được thỏa thích tìm hiểu về văn hóa ẩm thực và say trong men rượu cần ấm nồng. Một số lễ hội tiêu biểu của vùng Tây Nguyên có thể kể đến như lễ ăn cơm mới, lễ cúng bến nước.
Văn hóa cồng chiêng điểm thêm vẻ đẹp Tây Nguyên
Bên cạnh những lễ hội đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến tìm hiểu và khám phá. Thì cồng chiêng cũng là một yếu tố tô điểm thêm vẻ đẹp cho văn hóa vùng Tây Nguyên. Đã từ lâu, cồng chiêng đã được biết đến là biểu tượng. Cho sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng của nhóm tộc người và thể hiện giá trị nghệ thuật độc đáo. Không chỉ dừng lại ở đó. Cồng chiêng còn được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên.
Chiêng đã đem lại những điều thiêng liêng cho cuộc sống của con người nơi đây. Khiến người ta như cảm thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh và huyền ảo. Bên cạnh đó, tiếng cồng chiêng còn đem đến cho đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn. Chính sự ý nghĩa và độc đáo của tiếng cồng chiêng đem lại cho người dân Tây Nguyên. UNESCO đã công nhận đây là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Sử thi Tây Nguyên gắn liền với người dân Tây Nguyên
Trong kho tàng văn hóa vùng Tây Nguyên thì không thể nào thiếu được giá trị của sử thi. Có thể nói rằng, sử thi Tây Nguyên là một giá trị tinh thần cao đẹp. Được đồng bào nơi đây lưu giữ trong trí nhớ. Và được diễn xướng trong các sinh hoạt cộng đồng. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hóa, văn nghệ dân gian thời sơ sử và cổ đại. Trước hết trên nền tảng thần thoại.
Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống. Do đó, thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán. Các nghi lễ truyền thống và ca múa nhạc nguyên thủy. Tây Nguyên được mệnh danh là chiếc nôi của sử thi Việt Nam. Với trên 20 sử thi của các bộ tộc khác nhau. Đặc biệt là “khan Đam San” của người đồng bào dân tộc Êđê.
Tây Nguyên không chỉ là một vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của cao nguyên hùng vĩ. Mà đây còn là nơi chứa đựng những nét tinh hoa văn hóa độc đáo mà không một nơi nào có được. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về văn hóa vùng Tây Nguyên nhé.
Giá trị văn hóa Tây Nguyên
Giá trị văn hóa tinh thần
Giá trị văn hóa tinh thần của Tây nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội. Lễ hội là một hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên, thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Giá trị văn hóa tinh thần trong lễ hội của người Tây nguyên được thể hiện trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử như hội mùa, lễ tỉa hạt, lễ cúng máng nước, cúng nồi, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, Lễ hội Cồng chiêng…
Giá trị vật thể
Giá trị vật thể trong văn hóa nghệ thuật Tây nguyên bao gồm nhạc khí, kiến trúc, hội họa trên các trang phục. Nhạc khí các dân tộc Tây nguyên không thể không nói đến nhạc cụ dây (cordiophon) gồm các loại kèn vĩ như đàn Kơ ny, loại búng như đàn Goong, loại gẩy như đàn Brô hay nhạc cụ hơi(Airophone) có loại hơi lùa như Đinh Duk, Klongut,loại lưỡi gà rung tự do như Alat Tơ Điệp Đinh khan,…