Thờ cúng tổ tiên, một phong tục cổ truyền của Việt Nam, là một nghi lễ nhằm tri ân những người thân đã khuất trong gia đình và nhắc nhở mọi người về cội nguồn. Tập quán phản ánh ảnh hưởng của chế độ phụ hệ và Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Theo đó, con cái có nghĩa vụ hiếu kính với cha mẹ, sau khi qua đời phải nhớ đến cha mẹ. Vì vậy, tục thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện của “đạo hiếu” đối với cha mẹ, người thân và tổ tiên đã khuất. Cùng prifect tìm hiểu sâu hơn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong bài viết này nhé!
Nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Theo nhà nghiên cứu Trần Đăng Sinh: “Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ… Những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng. Có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần tới thế hệ con cháu”.
Các nhà nghiên cứu không thống nhất trong việc xác định thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tín ngưỡng. Thờ cúng tổ tiên thoạt nhìn có thể coi đó là tôn giáo. Vì hầu hết các nhà đều có bàn thờ, đều làm những nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính. Nghĩa là có những dấu hiệu của tôn giáo.
Nhưng đó chưa phải là tôn giáo nếu hiểu theo nghĩa chặt chẽ của khái niệm này. Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống nhất. Không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy các tôn giáo xưa và nay.
Ở miền Bắc nước ta, nhiều người gọi thờ cúng tổ tiên là đạo thờ tổ tiên. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, dân chúng quan niệm “đạo” ở đây không có nghĩa là một tôn giáo. Như đạo Công giáo, đạo Phật, đạo Hồi… Mà phải hiểu nó như là đạo lý làm người, đạo làm con, đạo hiếu nghĩa.
Phong tục thờ cùng tổ tiên lâu đời của người Việt
Các gia đình Việt Nam thường có bàn thờ tổ tiên. To hay nhỏ tùy hoàn cảnh từng nhà nhưng nhất thiết phải đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ. Thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính. Trên bàn thờ đặt bát hương, lọ hoa, những tấm ảnh của những người thân đã mất, chai rượu, bộ ấm chén v..v.. Bàn thờ luôn được giữ gìn sạch sẽ. Hàng tháng cứ ngày mồng 1, ngày rằm âm lịch. Con cháu thắp hương cúng tổ tiên, ông bà đã khuất. Dù chỉ vài bông hoa tươi, bát nước, nải chuối v..v…
Trong năm lại có nhiều ngày lễ lớn như: Tiết Thanh Minh tảo mộ tháng 3 âm lịch; Tết Đoan Ngọ tháng 5, Rằm tháng 7 xá tội vong nhân, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán v..v… Đó là những dịp để các gia đình tổ chức cỗ bàn, bánh trái. Mời bà con họ hàng, thân thích đến cúng bái tổ tiên. Gặp gỡ nhau, thăm hỏi, chia sẻ mừng vui, hoạn nạn.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng Tổ tiên mình là thiêng liêng. Họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, phù hộ cho con cháu.
Thờ cúng tổ tiên vẫn được lưu truyền và phát triển
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Tín ngưỡng thờ tổ tiên vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng. Trong đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh. Và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thờ phụng Tổ tiên là để thể hiện lòng tri ân. Đối với công ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất. Con cháu bày tỏ lòng thành kính và biết ơn. Đối với các thế hệ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu nên người như ngày nay. Hiện nay, phong tục thờ cúng Tổ tiên còn thêm nét đẹp. Khi nhiều gia đình không chỉ thờ ông bà đã khuất. Mà còn thờ các anh hùng liệ sỹ, những người có công với dân, với nước
Giáo dục con cái biết phát huy và làm rạng rỡ thêm công đức, việc làm tốt đẹp của Tổ tiên, ông cha các thế hệ đã qua. Đó chính là ý nghĩa tốt đẹp, tích cực, lâu dài của phong tục Thờ cúng Tổ tiên, một nét đẹp của văn hóa Việt Nam mà chúng ta cần giữ gìn phát huy.