Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở con người. Bệnh này nếu không điều trị sớm thì sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Do đó, chúng ta cần có chế độ ăn uống phù hợp để ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm tái phát. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về bệnh viêm loét dạ dày, chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo những kiến thức dưới đây nhé.
Mục lục
Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Các tác nhân này làm mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày; dẫn tới hình thành vết loét.
Trong thực tế, hầu hết các vết loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Hoặc một số do sử dụng lâu dài các thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc ibuprofen. Chế độ ăn uống đóng góp một phần quan trọng giúp giảm thiểu triệu chứng của bệnh; cũng như hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả hơn. Vậy viêm loét dạ dày nên ăn gì? Dưới đây là các thực phẩm tốt cho người bệnh bị viêm loét dạ dày.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Chế độ ăn uống khoa học không chỉ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau dạ dày tái phát; mà còn là yếu tố tạo nên thành công trong quá trình chữa trị bệnh viêm loét dạ dày. Và một số loại thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày nên ăn bao gồm:
Nên ăn thực phẩm có nhiều protein
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn các loại thực phẩm này; vì nó có tác dụng làm liền các vết loét trên niêm mạc dạ dày và các tế bào khác bị tổn thương… Phần lớn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao là: sữa chua, sữa ít béo, thịt nạc, cá, đậu nành….
Viêm dạ dày nên ăn chuối

Đây là một loại quả mà người bị bệnh về dạ dày nên ăn; vì trong chuối có rất nhiều dưỡng chất có lợi có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn HP; cũng như làm tăng lượng chất nhầy sản sinh giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Theo các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn thì người bị viêm loét dạ dày; nên ăn ít nhất 3 quả chuối trong 1 ngày sau các bữa ăn để có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
Nên ăn quả việt quất
Quả việt quất được chứng minh có thể giúp điều trị viêm loét dạ dày một cách hiệu quả. Chúng là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng; giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi niêm mạc dạ dày sau khi bị viêm loét. Các nhà khoa học khuyến cáo nên ăn một phần quả việt quất vào buổi sáng để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nên ăn táo
Nếu băn khoăn người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì, hãy nghĩ tới táo. Trong quả táo có chứa chất flavonoid gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chúng ta ăn 1 quả táo mỗi ngày; sẽ làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày cũng như tác động xấu của nó.
Nên ăn nhiều rau
Là một trong những thực phẩm có thể cung cấp rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe; đặc biệt có thể cải thiện tình trạng viêm loét của niêm mạc dạ dày; như: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi (Ca), Sắt (Fe)… Các loại rau xanh này bao gồm: Cải xanh, bắp cải xanh, đậu xanh….
Bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
Khi niêm mạc dạ dày bị viêm và xuất hiện các vết loét; đồng nghĩa với đó là các chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm; vì vậy người bệnh cần phải chọn lọc kỹ các loại thức ăn nên ăn; để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng của dạ dày. Ngoài ra mọi người cũng cần lưu ý đến các loại thực phẩm mà khi bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không nên ăn như:
Hạn chế các loại thực phẩm có nồng độ cồn cao

Khi ăn uống đồ có Café và nồng độ cồn cao sẽ làm tăng khả năng tiết axit trong dạ dày; gây ra tình trạng đau dạ dày thường xuyên hơn. Vì vậy cần hạn chế các loại như: rượu, bia, café, coca…
Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng
Các loại thực phẩm ăn vặt như đồ chiên rán; hay các món xào cùng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu….; sẽ làm tăng khả năng kích ứng dạ dày từ đó khiến cho các vết loét trên niêm mạc lan rộng ra xung quanh; khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Kiêng ăn các thực phẩm giàu axit
Khi ăn các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao thì dạ dày của người bệnh; dễ bị kích thích làm ảnh hưởng trực tiếp đến các vết thương, vết loét…; khiến cho quá trình tự làm liền vết loét đó khó khăn hơn. Các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao bao gồm: Chanh, cam, nước ép một số loại hoa quả, xoài….
Trên đây là một số cẩm nang hữu ích về chế độ ăn uống phù hợp; dành cho người bị viêm loét dạ dày.