Ở lứa tuổi trung niên, tình trạng đột quỵ rất dễ xảy ra và khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Theo báo cáo của sở y tế thì mỗi năm sẽ có hàng trăm nghìn người bị đột quỵ trong đó sẽ có một phân nửa là tử vong, số còn lại có thể sống được nhưng vẫn phải được chăm sóc cẩn thận. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số thực phẩm nên và không nên ăn đối với bệnh nhân đột quỵ.
Mục lục
Giới thiệu về bệnh đột quỵ
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một trong các bệnh rất phổ biến hiện nay. Trên thế giới cứ 45 giây là có một người bị đột quỵ não (tai biến mạch máu não) và cứ 3 phút là có một người tử vong vì bệnh này. Riêng ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó 50% số bệnh nhân bị tử vong, 50% người bị đột quỵ sau khi trải qua giai đoạn nguy kịch, đa số phải chăm sóc kéo dài để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Do đó chế độ dinh dưỡng đối với người sau đột quỵ là vô cùng quan trọng. Dinh dưỡng hợp lý và thay đổi lối sống giúp người bệnh tránh các tai biến nặng hơn, làm chậm sự tiến triển của bệnh, hạn chế biến chứng ở lần lặp lại tiếp theo và đặc biệt là nhanh phục hồi.
Chế độ dinh dưỡng cho người đột quỵ
– Năng lượng nên giảm bớt để giảm hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, tránh tăng cân; năng lượng khuyến cáo từ 30-35kcal/kg cân nặng/ngày (Cân nặng 50 kg thì năng lượng khoảng 1500 – 1750 kcal/ngày).
– Lượng đạm bổ sung ít hơn người bình thường: 0,8g/kg cân nặng/ngày. Trường hợp, người bệnh có suy thận, lượng đạm giảm hơn theo khuyến nghị.
– Chất béo nên giữ 25-30g chất béo/ngày. Hạn chế Cholesterol < 300 mg/ngày
– Bổ sung kali, các vitamin và muối khoáng.
– Mỗi ngày dùng ít nhất 300mcg acid folic
– Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu, tốt nhất ở dạng mềm lỏng: cháo, súp, sữa
– 3-4 bữa/ngày
– Tránh ăn quá no
– Muối giảm 4-5g/ngày
Chế độ tốt và những thực phẩm nên ăn
Ưu tiên ăn các loại cá
Sở hữu nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe; cá là thực phẩm được khuyến khích tiêu thụ cho bệnh nhân sau tai biến. Các thành phần tiêu biểu có trong cá bao gồm: Phốt-pho, các acid béo không bão hòa, cholesterol tốt… Theo các chuyên gia, các chất này giúp triệt tiêu những mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu – tác nhân số 1 gây nên bệnh đột quỵ.
Người bệnh nên ăn các loại cá như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá nước ngọt,…
Ăn các loại rau củ nhiều chất xơ
Rau xanh, trái cây là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho người đột quỵ. Trong rau xanh có đầy đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Trái cây có các thành phần vitamin cùng chất chống oxy hóa, giảm cholesterol,… Nhờ vậy, các thực phẩm này giúp triệt tiêu gốc tự do, góp phần cải thiện chứng xơ vữa động mạch.
Một số loại sữa
Bệnh nhân sau tai biến có sức khỏe rất yếu. Do đó, việc tăng cường dưỡng chất từ sữa và các sản phẩm thay thế cực kỳ quan trọng. Cơ thể người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi và cải thiện các triệu chứng khác. Cụ thể:
- Sữa ít béo: Vừa có tác dụng tăng cường canxi lại không gây béo phì. Nhờ vậy, người bệnh sẽ giảm thiểu cholesterol xấu; giúp hạ huyết áp hiệu quả, hỗ trợ phòng ngừa tai biến.
- Sữa bò hữu cơ đóng vai trò phòng ngừa bệnh huyết áp cao do chứa nhiều kali. Đặc biệt, đây là loại sữa có hàm lượng omega 3 cao giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Sữa gạo đóng vai trò giảm lượng cholesterol xấu trong máu nhờ chứa nhiều carbohydrate.
- Sữa đậu nành không đường là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, ít béo.
- Sữa chua là một sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, giúp giảm cân; phù hợp với những người béo phì mà bị tai biến mạch máu não.
Những loại thực phẩm khác
Một số loại rau xanh, trái cây được bác sĩ khuyến khích tiêu thụ như: Rau cải xanh, súp lơ, cà rốt, quả mâm xôi, táo, họ nhà cam,…
– Gạo, khoai củ, mỳ, miến, bún…
– Chọn thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật, ít cholesterol: đậu tương, lạc, vừng…; đạm động vật: thịt nạc các loại, cá đồng, sữa…
– Sử dụng các thực phẩm dầu thực vật: dầu lạc, dầu vừng…có khả năng giảm nguy cơ đột quỵ.
– Chọn thực phẩm giàu kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp; chống lại tình trạng toan: khoai tây, chuối, hồng xiêm…
– Thực phẩm giàu folic: gan, rau lá xanh, quả có vị chua, các loại đậu, mỳ, gạo và các sản phẩm từ ngũ cốc.
Chế độ ăn không tốt cho người đột quỵ
– Không nên dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, chè chát, rượu, cà phê…
– Tránh các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối: cà muối, dưa muối, hành muối, thịt hun khói, bánh mỳ, xúc xích, bate…
– Trứng ăn tối đa 2 quả/ngày (nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ)
Để giảm các biến chứng của đột quỵ, hạn chế đột quỵ lần 2; người bị đột quỵ nên tuân thủ chế độ ăn như hướng dẫn để có cuộc sống khoẻ mạnh!